Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
Thời gian vừa qua, cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, có vụ vài người, vài chục người, thậm chí vụ ngộ độc mới xảy ra ngày 4/12 tại tỉnh Gia Lai đã làm cho 175 người phải nhập viện.
Các vụ ngộ độc đều liên quan đến bếp ăn tập thể, ăn uống tập trung hay cùng mua sản phẩm từ một cửa hàng, nhãn hiệu đồ ăn, thậm chí là các suất ăn từ thiện…
Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu của các vụ ngộ độc thực phẩm đông người là từ các suất ăn chế biến sẵn. Qua kiểm tra giám sát, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến.
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh việc ngộ độc thực phẩm mỗi người cần tuân thủ ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo các nguyên tắc chế biến để tránh nguy cơ ngộ độc.
*Hàng trăm người cùng nhập viện
Mới đây nhất là vụ 175 người dân ở làng Phung, xã Ia Phang và làng Phung, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai bị ngộ độc phải nhập viện điều trị do ăn xôi của đoàn từ thiện tặng.
Vụ việc xảy ra vào lúc 8 giờ ngày 4/12/2020, đoàn từ thiện Từ Tâm (thành phố Cần Thơ) phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ huyện Chư Pưh – Gia Lai tổ chức tặng quà cho 200 bệnh nhân phong và người nghèo tại đây. Trong quá trình tặng quà, đoàn có phát cho mỗi người dân 1 gói xôi để ăn. Điều đáng nói, xôi này được nấu từ trưa ngày 3/12, đựng trong túi nilon.
Sau khi ăn xôi được vài tiếng, khoảng 13 giờ ngày 4/12, đã có một số người dân đến trạm y tế địa phương cấp cứu trong tình trạng tiêu chảy, nôn ói, chóng mặt. Tính đến sáng 5/12, tổng số bệnh nhân nhập viện là 175 người.
Theo nhận định ban đầu của Sở Y tế Gia Lai, các gói xôi của đoàn từ thiện bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc này.
Trước đó vào ngày 29/5/2020, do ăn bánh mỳ của một đoàn từ thiện cung cấp mà 135 em học sinh lớp 4 và lớp 5 trường Tiểu học xã N’Thôl Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã phải nhập viện vì ngộ độc với các biểu hiện đau bụng, nôn mửa.
Cũng vào cuối tháng 11/2020 vừa qua, 150 người ở thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, Bắc Ninh đã nhập viện sau khi ăn cỗ khánh thành chùa với các biểu hiện ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, còn nhiều các vụ ngộ độc khác như ăn phải nấm độc, ngộ độc do các suất ăn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, tại các hàng quán dọc đường…
Với vụ ngộ độc tại thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, Bắc Ninh khiến trên 150 người nhập viện, cơ quan chức năng cho biết, người cung cấp thực phẩm không có giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ không bảo đảm như vệ sinh.
Các nguyên vật liệu cho bữa cỗ được mua ở chợ, không có hợp đồng, hóa đơn chứng minh nguồn gốc thực phẩm.
Theo các chuyên gia, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể vẫn có thể xảy ra nếu bếp ăn tập thể sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, khâu vận chuyển, bảo quản thực phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cung cấp suất ăn công nghiệp không bảo đảm an toàn.
*Làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc thực phẩm do ba nguyên nhân chính.
Đó là thực phẩm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn); thực phẩm bị nhiễm hóa chất và bản thân thực phẩm có độc (như nấm độc, cá nóc…).
Ngoài ra, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm còn do khâu bảo quản và chế biến thực phẩm như: Chế biến thức ăn qua nhiều khâu thủ công, nấu thức ăn giàu đạm không chín kỹ, để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau...
Biểu hiện bệnh ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng điển hình như: sau ăn uống, xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu điển hình thì sẽ có từ hai người trở lên cùng bị bệnh tương tự như nhau sau khi cùng ăn, uống một loại thực phẩm nghi ngờ, người không ăn thì không bị bệnh.
Các trường hợp nặng, phức tạp như nôn liên tục nhiều lần, tiêu chảy liên tục nhiều lần, đau bụng dữ rội liên tục, sốt cao 39 độ C; rối loạn cảm giác, tê bì, yếu liệt, co giật, lơ mơ, bất tỉnh… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Nếu chỉ có các triệu chứng tiêu hóa và bệnh nhân có thể uống được nước thì nên cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol hoặc nước khoáng, nước rau luộc pha muối,…
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua nghiên cứu, các thực phẩm nhanh bị ôi thiu và dễ gây ngộ độc do vi khuẩn là các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng, sữa, giàu chất đạm, nhất là lại chế biến qua nhiều khâu, như tiết canh, lòng lợn, hải sản, canh cua, đậu phụ, patê, các thức ăn giàu chất đạm nhưng chứa nhiều nước (dạng nhão hoặc lỏng),…
Các chuyên gia khuyến cáo, phòng tránh ngộ độc, người dân cần ăn chín, uống sôi; chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu, cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Cố gắng tính toán nấu xong ăn hết, nếu còn thừa thì đun lại ngay sau ăn (vì khi ăn có lẫn thêm các vi khuẩn từ ngoài vào, việc này người dân ta không ai biết), để nguội nhanh và sau đó bảo quản lạnh.
Để ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể trên địa bàn, trong đó bảo đảm toàn bộ bếp ăn tập thể được kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, được phân công, phân cấp quản lý đầy đủ, bảo đảm không để sót, không có đơn vị không bảo đảm an toàn thực phẩm được phép hoạt động.
Các đơn vị phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.
Đồng thời, mỗi người cần tuân thủ ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo các nguyên tắc chế biến để tránh nguy cơ ngộ độc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 100 người nhập viện do có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
19:21' - 04/12/2020
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Gia Lai xác nhận, sáng 4/12, hơn 100 người dân tại xã Ia Phang, huyện Chư Pưh có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện. Số lượng bệnh nhân tiếp tục được cập nhật.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến gần 100 người nhập viện
22:08' - 23/11/2020
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh đang điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) khiến gần 100 người nhập viện.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Australia thử nghiệm thuốc mới hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy
15:32'
Các bác sĩ Australia đang chuẩn bị sử dụng một loại thuốc mới được phát triển như một phần của thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy.
-
Đời sống
Thu nhập hộ gia đình Hàn Quốc tăng cao kỷ lục trong quý II/2022
15:13'
Thu nhập hộ gia đình Hàn Quốc trong quý II tăng với tốc độ cao kỷ lục, nhờ việc làm tiếp tục tăng trưởng và quỹ cứu trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
-
Đời sống
VNPT Money cùng bạn vì Trường Sa
15:01'
Với mỗi giao dịch nạp tiền điện thoại di động trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam, VNPT Money sẽ quyên góp 1% giá trị giao dịch vào chương trình ủng hộ xuồng tại quần đảo Trường Sa.
-
Đời sống
Du lịch Đà Nẵng – “phượng hoàng lửa” tái sinh trong một mùa hè bùng cháy
12:03'
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2022, lượt khách tới thành phố Đà Nẵng đạt 1,32 triệu lượt, tăng 33,6% so với cùng kỳ 2021.
-
Đời sống
Dự án Làng Việt Nam tại Hàn Quốc
07:31'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, làng Việt Nam duy nhất tại Hàn Quốc sẽ được triển khai xây dựng tại huyện Bonghwa, tỉnh Gyeongbuk.
-
Đời sống
Trung Quốc hứng chịu các đợt nắng nóng kỷ lục
20:18' - 17/08/2022
Tính đến ngày 15/8, Trung Quốc đã trải qua 64 ngày nắng nóng, cao hơn so với kỷ lục 62 ngày ghi nhận năm 2013. Tổng cộng có 262 trạm quan trắc ghi nhận nhiệt độ 40 độ C.
-
Đời sống
Làm thế nào để biết mình đỗ đại học?
16:09' - 17/08/2022
Sau khi có kết quả thi nhiều bạn vẫn còn thắc mắc không rõ với số điểm thi đạt được và điểm chuẩn theo các trường đã công bố có được công nhận là đậu Đại học hay không?
-
Đời sống
Tăng hiệu suất khi làm việc về đêm
15:58' - 17/08/2022
Đối với những người có đặc thù ngành nghề cần làm việc về đêm, cơn buồn ngủ luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng.
-
Đời sống
Điểm chuẩn năm 2022 của khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
14:44' - 17/08/2022
Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2022.