Lan tỏa chương trình sữa học đường
Những kết quả ấn tượng ban đầu của Chương trình Sữa học đường đang nhân lên niềm tin rằng việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể chất cho trẻ em Việt Nam sẽ không còn là tương lai xa.
*Vai trò tích cực
Trong Hội nghị cấp cao của của Liên đoàn Sữa Thế giới (IDF) năm 2019 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ tháng 9 vừa qua, Trưởng ban hoạt động của IDF, Maretha Vermaak đánh giá: “Với sự xem xét và đánh giá cẩn trọng, chúng tôi thấy được tầm quan trọng và sự đóng góp tích cực của Chương trình Sữa học đường đối với sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em. Chính vì vậy, việc chính phủ các quốc gia và các tổ chức liên chính phủ nhận ra được tầm quan trọng của các chương trình sữa học đường trong việc tăng cường sức khỏe ở trẻ em là hết sức cần thiết”
Trên thế giới, Chương trình Sữa học đường được thực hiện từ rất sớm tại nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… và ghi nhận những hiệu quả trong việc cải thiện tầm vóc. Đơn cử như Nhật Bản, sau 40 năm áp dụng người Nhật đã tăng chiều cao tới 10cm.
Tại Việt Nam, năm 2016, Chương trình Sữa học đường quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện đến năm 2020 với mục đích: “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.
Đặc biệt, Chương trình Sữa học đường Việt Nam được tiến hành theo hình thức xã hội hóa. Chi phí cho các em uống sữa sẽ được đóng góp từ 3 nguồn là nhà nước, phụ huynh và doanh nghiệp cung ứng sữa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các em có điều kiện khó khăn, phụ huynh chưa có đủ điều kiện cho các em được uống sữa hàng ngày.
Hiện nay, trên cả nước đã có 17 tỉnh/thành triển khai Chương trình Sữa học đường và đạt được những kết quả bước đầu. Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương đầu tiên trên toàn quốc triển khai chương trình này từ năm 2007. Đến nay qua hơn 10 năm thực hiện, Chương trình Sữa học đường của tỉnh đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng. Cụ thể, số lượng học sinh mầm non đến trường ngày càng đông, luôn vượt chỉ tiêu, trong trường mầm non 100% trẻ tăng cân, tăng chiều cao và phát triển trí tuệ tốt.
Tiếp theo đó, Bắc Ninh là tỉnh thứ 2 trên toàn quốc thực hiện cChương trình Sữa học đường. Theo số liệu của Sở giáo dục và đào tạo GD-ĐT, giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh có khoảng 300 nghìn lượt trẻ mầm non và 265 nghìn học sinh tiểu học được thụ hưởng chương trình này.
Hà Nội tuy mới triển khai từ tháng 01/2019 nhưng Chương trình Sữa học đường đã có những kết quả rất ấn tượng. Cho đến nay, đã có đến hơn 1 triệu trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia, đạt tỷ lệ 87,7%. Chương trình Sữa học đường cũng đang được triển khai tại nhiều địa phương khác như: Khánh Hòa, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nam, Ninh Thuận…, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao tầm vóc cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
*Cải thiện thể trạng trẻ em Việt Nam
Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nêu ra một thực tế tại Việt Nam, đó là tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân, thiếu máu… vẫn ở mức rất cao so với thế giới; trong đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,3% (2016). Với thực trạng này, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mỗi ngày được bổ sung ít nhất 1 hộp sữa trong bữa ăn học đường thông qua chương trình SHĐ là điều cần thiết.
Đề án “Sữa học đường” tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh kết hợp cùng Công ty Vinamilk thực hiện từ năm học 2007 – 2008 dành cho trẻ 3-5 tuổi đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện thể chất của các em. Cụ thể, số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015 đã giảm 2,1% so với 2012. Cũng chỉ trong 3 năm từ 2012 đến 2015, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng đã giảm được 1,82%.
Tại Bắc Ninh, sau khi triển khai Chương trình Sữa học đường từ năm 2013 đến 2017, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhà trẻ đã giảm đến 5% từ 6,6% (năm 2013) chỉ còn 1.6% (năm 2017). Ở đối tượng trẻ mẫu giáo, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 4.6% xuống 1.6%, thể thấp còi giảm từ 4.2% xuống 2.8%.
Trung bình tăng trưởng trong 4 năm về cân nặng là 1.4 – 1.5kg, về chiều cao là 2.3 – 2.4 cm. Đây là những kết quả tích cực ghi nhận được cho thấy sự cải thiện thể trạng rõ rệt chỉ trong một thời gian ngắn triển khai.
*Lan tỏa một chương trình
Tuy vậy, nhìn trên bình diện toàn quốc, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao là 24,3% (năm 2016) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Điều tra của Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy khẩu phần ăn của người Việt hầu hết không đáp ứng đủ nhu cầu về các vitamin và chất khoáng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Hiệp hội Sữa Việt Nam năm 2018, lượng tiêu thụ sữa trung bình của người Việt chỉ đạt 27 - 28 lít sữa một người mỗi năm, còn khá khiêm tốn so với Thái Lan, Singapore, Nhật Bản. Chính vì vậy, có thể nói việc nâng cao điều kiện chăm sóc dinh dưỡng, cụ thể là bổ sung thêm sữa vào bữa ăn học đường cho trẻ em là rất thiết thực.
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam đánh giá Chương trình Sữa học đường của Chính phủ với mục tiêu chính là nâng cao tầm vóc của trẻ em, là một đề án nhân văn được chuẩn bị kỹ càng sau nhiều năm và nghiên cứu mô hình tại nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan. Trong một vài năm gần đây, nhiều tỉnh thành đã thực hiện Chương trình Sữa học đường và đạt kết quả rất tốt, nhận được sự đánh giá cao và hưởng ứng của toàn xã hội.
Dù đã có những kết quả bước đầu, nhưng sẽ cần thêm nhiều sự đầu tư lâu dài và nỗ lực hơn nữa để hiệu quả của Chương trình Sữa học đường được nhân rộng tại các địa phương khác trong thời gian tới. Cùng với sự đồng hành tích cực của các nhà sản xuất sữa lớn tại Việt Nam như Vinamilk, TH True Milk, NutiFood... và sự tham gia của toàn xã hội trong việc nâng cao điều kiện dinh dưỡng cho trẻ em, thì mục tiêu cải thiện thể trạng cho thế hệ trẻ Việt Nam chắc chắn là một tương lai không xa./.
Xem thêm
>>> Sữa học đường của Hà Nội: “Dấu son” cần nhân rộng
>>>100% trẻ em vùng ven biển dưới 5 tuổi sẽ được dùng sữa học đường
- Từ khóa :
- sữa học đường
- vinamilk
- dinh dưỡng trẻ em
- sữa vinamilk
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 1 triệu trẻ mẫu giáo và tiểu học tại Hà Nội uống sữa học đường
22:20' - 07/08/2019
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có đến 1.039.458 trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình sữa học đường trên toàn địa bàn Hà Nội, đạt tỷ lệ 87,7%.
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh Hà Nội tiếp tục uống sữa học đường năm học 2019-2020
21:35' - 06/08/2019
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, bắt đầu từ ngày 6/9 tới, học sinh khối Mầm non và Tiểu học của Hà Nội sẽ tiếp tục uống sữa học đường cho năm học mới 2019 - 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Sữa học đường: Sữa không là chưa đủ
20:45' - 24/04/2019
Việc bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất được thực hiện từ lâu ở các nước trên thế giới. Không chỉ bổ sung vào sữa mà các vi chất này còn được bổ sung ở nhiều loại thực phẩm khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng hiệu quả giao khoán đất trong các công ty lâm nghiệp
12:12'
Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các công ty lâm nghiệp toàn quốc đã thực hiện khoán trên 458.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh Hà Nội được nghỉ mấy ngày dịp 30/4 và 1/5?
11:09'
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5 (tức là từ Thứ Tư đến hết Chủ nhật).
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động rượu vang châu Âu nhiễm chất ô nhiễm “vĩnh cửu”
10:36'
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 23/4 đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trong rượu vang sản xuất tại châu Âu.
-
Kinh tế & Xã hội
Hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn – Nơi ghi dấu chiến công hiển hách
10:34'
Trong con hẻm giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh có một “địa chỉ đỏ” – một chứng tích lịch sử đậm dấu ấn kiên cường, quả cảm của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Phước: Khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án Khu đô thị Ruby City
10:34'
Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (Bình Phước).
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Vượt lên bằng tư duy thích ứng
10:32'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Giữa đất phèn nước mặn trồng nên những mùa vàng
10:03'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười – từ bưng biền hoang hóa thành vựa lúa trù phú
09:58'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Nơi sen mọc giữa lửa đạn, cách mạng nảy mầm từ bùn đất
09:51'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.