Làng nghề nước mắm truyền thống Khúc Phụ tất bật vào vụ Tết
Đối với người dân địa phương, đây là dịp tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm nên ai cũng tất bật với công việc của mình, người đong mắm, dán nhãn, người ghi sổ, đóng thùng... với mong muốn có một cái Tết ấm no, xum vầy hơn những năm trước.
Trong tiết trời giá rét của những ngày cuối đông, đi đọc con đường nhỏ quanh co trong khu dân cư thôn Bắc Sơn, Hợp Tân, Hồng Kỳ… mới cảm nhận được hết mùi thơm đặc trưng của nước mắm mang thương hiệu “Khúc Phụ” với truyền thống lâu đời hàng trăm năm.Khẳng định thương hiệu từ chất lượng sản phẩm, nước mắm Khúc Phụ đã trở thành hương vị không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân trong xã nói riêng và trong tỉnh Thanh Hóa nói chung. Tiếng lành đồn xa, dần dần nước mắm Khúc Phụ cũng đã trở thành đặc sản dùng để làm quà biếu cho người thân, bạn bè trong mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Để có đủ số lượng nước mắm Khúc Phụ chất lượng nhất phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, việc chuẩn bị từ khâu chế biến nước mắm cho đến đóng chai thành phẩm được gia đình bà Lê Thị Hảo, thôn Bắc Sơn, xã Hoằng Phụ chuẩn bị từ vài tháng trước.Những ngày này, gia đình tập trung toàn bộ nhân lực khoảng 7 lao động để chiết nước mắm ra từ các bể, đóng chai, dán nhãn, đóng thùng để xuất hàng cho các thương lái phân phối đến các đại lý phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Hiện tại, trong nhà bà Hảo lúc nào cũng có từ 60 đến 80 tấn mắm ủ chượp với sản lượng tiêu thụ khoảng 2.000 lít nước mắm/tháng. Vào thời gian cao điểm như dịp giáp Tết, sản lượng tiêu thụ tăng lên khoảng 3.000 đến 4.000 lít/tháng, mang lại doanh thu bình quân cho gia đình bà Hảo khoảng từ 50 – 70 triệu đồng/tháng. “Đối với người dân làng nghề nước mắm, Tết là thời điểm tiêu thụ hàng mạnh nhất trong năm, nên nhà nào cũng lo chuẩn bị hàng. Khi chưa có dịch COVID-19, thời điểm này thương lái từ các nơi đổ về làng rất đông, nhưng mấy năm nay do dịch nên chúng tôi nhận hàng gián tiếp qua điện thoại, sau đó đóng hàng và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.Mặc dù dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến các ngành nghề, nhưng riêng nghề làm nước mắm vẫn duy trì đều sản xuất. Riêng các tháng cuối năm lượng tiêu thụ tăng gấp nhiều lần nên gia đình bà vẫn có nguồn thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động tại địa phương….”, bà Hảo chia sẻ.
Đối với gia đình ông Lê Đình Bảy, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Bảy Lê, đây cũng là thời điểm bận rộn nhất trong năm. Nếu bình quân mỗi tháng, gia đình ông tiêu thụ khoảng 2 đến 3 tấn mắm thì những dịp giáp Tết, số lượng mắm tiêu thụ tăng gấp 4,5 lần, với khoảng 1.000 lít nước mắm, do vậy gia đình phải thuê thêm từ 3 đến 4 lao động mới kịp đơn hàng.Mặc dù các đơn hàng tăng đột biến những tháng cuối năm, nhưng tất cả các khâu chế biến luôn được gia đình ông Bảy thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tất bật chiết nước mắm ra chai để kịp xuất hàng đi Bắc Giang, Vĩnh Phúc, ông Lê Đình Bảy cho biết, để làm nên những giọt nước mắm có vị đậm đà, thơm ngon mang đặc trưng riêng, khâu chọn cá để ủ mắm được cho là quan trọng nhất. Cá để muối chủ yếu là cá nục, cá cơm, cá chích…, cá càng tươi thì vị nước mắm càng đậm.Bên cạnh đó, để nguyên liệu không bị lẫn các loại cá khác, hoặc sứa dẫn đến nước mắm không chuẩn vị… gia đình chỉ thu mua 3 lần/năm vào các tháng 2, 6,10. Muối sử dụng cũng phải là loại muối biển sạch, được cất giữ một thời gian ở nơi khô ráo cho hết vị chát. Với cách làm truyền thống, quá trình phân rã cá tự nhiên kéo dài từ 20 - 24 tháng, tùy thuộc vào từng loại cá, thời gian ngâm ủ càng lâu thì nước mắm càng thơm ngon…
Theo thống kê của UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, toàn xã hiện có khoảng 450 hộ làm nước mắm truyền thống, với khoảng 2.500 lao động. Đây là nghề chủ lực mang lại cuộc sống ổn định và khấm khá cho người dân Hoằng Phụ. Ông Trương Hùng Thế, Phó chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ cho biết, năm nào cũng vậy, Tết Nguyên đán dường như đến sớm hơn với người dân làm nghề nước mắm truyền thống ở Hoằng Phụ. Năm nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng các đơn hàng vẫn ổn định so với mọi năm và tăng gấp nhiều lần so với các tháng trước.Biến khó khăn thành cơ hội, ngoài việc bán hàng trực tiếp như những năm trước, hiện nay các hộ đã mở rộng thị trường bán hàng online khá hiệu quả. Khẳng định thương hiệu nhờ chất lượng sản phẩm, nước mắm Khúc Phụ hiện không chỉ có mặt ở các chợ truyền thống trên địa bàn, mà đã vươn ra các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…/.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tiêu hủy sản phẩm sữa và nước mắm quá hạn sử dụng
17:22' - 18/03/2021
Đội Quản lý thị trường số 8 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang phát hiện 745 sản phẩm sữa và nước mắm quá hạn sử dụng.
-
Đời sống
Hiệp hội Nước mắm Việt Nam mang Tết yêu thương đến bà con tỉnh Quảng Ngãi
21:58' - 22/01/2021
Hiệp hội Nước mắm Việt Nam vừa phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi thăm và trao quà Tết cho 40 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng bởi bão lũ vừa qua.
-
Kinh tế Việt Nam
8X xứ Thanh bỏ “trời Tây” để phát triển nghề làm nước mắm truyền thống
14:37' - 21/12/2020
Chàng trai 8X xứ Thanh tốt nghiệp đại học ở Nhật Bản, được tuyển dụng đi làm với lương 70 triệu đồng/tháng đã quyết định dời bỏ “trời Tây” về quê lập nghiệp, phát triển nghề làm nước mắm truyền thống.
-
Kinh tế tổng hợp
Nước mắm truyền thống Phú Quốc: Cần có phương án bảo vệ nguồn lợi cá cơm
10:12' - 18/11/2020
Điều lo lắng nhất hiện nay những người làm nước mắm truyền thống Phú Quốc, đó là nguyên liệu cá cơm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20' - 03/07/2025
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.