Lãnh đạo Ukraine tin tưởng có thể hàn gắn quan hệ với Mỹ
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News rằng liệu mối quan hệ với nhà lãnh đạo Mỹ có thể được cứu vãn hay không, Tổng thống Zelensky trả lời điều đó là "tất nhiên”. Ông Zelensky giải thích rằng mối quan hệ giữa Ukraine và Mỹ không chỉ liên quan đến cá nhân các Tổng thống mà còn liên quan đến sự hỗ trợ lớn mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, nhấn mạnh đây là yếu tố quan trọng giúp Ukraine đứng vững. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng từ chối xin lỗi vì cuộc tranh cãi với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Ông khẳng định tôn trọng Tổng thống Trump cũng như người dân Mỹ và không cho rằng đã làm điều gì sai.
Trước đó cùng ngày, một số nguồn tin phương Tây cho biết trong cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 28/2 để thảo luận về xung đột Nga - Ukraine và hợp tác khai thác khoáng sản, Tổng thống Trump và người đồng cấp Zelensky đã có cuộc “tranh cãi” do bất đồng quan điểm. Ông Zelensky đã kêu gọi người đồng cấp Trump thận trọng với Nga, ngược lại nhà lãnh đạo Mỹ tỏ ra không hài lòng về thái độ của đối tác. Tranh cãi khiến nhà lãnh đạo Ukraine rời Nhà Trắng sớm hơn dự kiến, hai bên cũng không họp báo chung và cũng không ký thỏa thuận khoáng sản như dự kiến. Phía Mỹ cho biết việc ký kết thỏa thuận này có được nối lại hay không tùy vào Ukraine, vì ông Zelensky hiện vẫn ở Mỹ.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch điều hành Viện Hudson Joel Scanlon cho biết buổi xuất hiện dự kiến của Tổng thống Ukraine Zelensky tại viện này ở Washington, D.C. trong ngày 28/2 (giờ địa phương) đã bị hủy bỏ. Ngoài ra, một hoạt động khác của nhà lãnh đạo Ukraine tại Nhà Ukraine ở thủ đô nước Mỹ tối cùng ngày cũng sẽ không diễn ra theo kế hoạch.
Trong phản ứng của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Tổng thống Trump đã "kiềm chế" trong cuộc gặp với người đồng cấp Zelensky tại Nhà Trắng.
Trong khi đó, một số nước khác lên tiếng ủng hộ Ukraine và thể hiện cam kết duy trì hỗ trợ. Thủ tướng Đức Olaf tuyên bố: “Không ai mong muốn hòa bình hơn người dân Ukraine. Đó là lý do chúng tôi đang cùng nhau tìm kiếm con đường dẫn tới hòa bình lâu dài và công bằng. Ukraine có thể tin tưởng Đức và châu Âu". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cho rằng Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Canada "đã đúng" khi hỗ trợ Ukraine và áp lệnh trừng phạt Nga, khẳng định các nước sẽ tiếp tục làm vậy.
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly đưa ra cam kết tương tự, khẳng định nước này sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ cần thiết để đảm bảo an ninh, chủ quyền và năng lực phục hồi của Ukraine. Thủ tướng Anh Keir Starmer, Tổng thống Moldova Maia Sandu và Thủ tướng Australia Anthony Albanese cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine.
Về phần mình, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận khoáng sản Mỹ - Ukraine bất thành sau màn tranh cãi cấp nguyên thủ
07:34' - 01/03/2025
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết Mỹ và Ukraine không ký thỏa thuận khoáng sản như kế hoạch ban đầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới ước tính cần hàng trăm tỷ USD để tái thiết Ukraine
08:00' - 27/02/2025
Nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), Liên hợp quốc, Ủy ban châu Âu và Chính phủ Ukraine ước tính chi phí để tái thiết nền kinh tế Ukraine sau xung đột với Nga đã tăng lên 524 tỷ USD.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi giải pháp hòa bình cho xung đột tại Ukraine
10:26' - 24/02/2025
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 23/2 nhấn mạnh sự cấp thiết phải đạt được một đề xuất hòa bình "công bằng, bền vững và toàn diện" để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giáo sư Đặng Hoàng Linh: Đức coi ASEAN là trụ cột tăng trưởng, hợp tác
22:07' - 15/04/2025
Chính phủ Đức được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Quốc hội Đức hoàn tất quá trình phê chuẩn EVIPA, đồng thời hỗ trợ thực thi hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét lại các rào cản phi thuế quan đối với ô tô, nông sản
16:16' - 15/04/2025
Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các rào cản thương mại phi thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối, gồm ô tô, nông sản, vì Tokyo hy vọng sẽ cải thiện được khả năng đàm phán thuế với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành đồ chơi Trung Quốc: Sự "lột xác" bạc tỷ
15:40' - 15/04/2025
Ngành công nghiệp đồ chơi thiết kế đang trở thành biểu tượng cho sự “lột xác” của hàng hóa Trung Quốc khi có sự kết hợp giữa công nghệ, văn hóa và thiết kế hiện đại.
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty Nhật Bản kêu gọi cải thiện phân phối gạo dự trữ
13:25' - 15/04/2025
Các nhà bán buôn và bán lẻ gạo Nhật Bản ngày 14/4 đã kêu gọi cải thiện những gì họ cho là sự phân phối không cân bằng gạo dự trữ của chính phủ được giải phóng vào tháng trước để kiềm chế giá tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ các đối tác ưu tiên đàm phán thuế quan của Mỹ
09:58' - 15/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ ưu tiên đàm phán thỏa thuận thương mại với một số nước đã nỗ lực điều hướng hoạt động xuất nhập khẩu theo danh sách thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô
08:36' - 15/04/2025
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh, tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tạm dừng thuế nhập khẩu 89 mặt hàng đến tháng 7/2027
08:23' - 15/04/2025
Việc dừng đánh thuế sẽ được áp dụng cho nhiều mặt hàng, từ các mặt hàng thiết yếu hằng ngày như mì ống, nước ép trái cây, gia vị và dầu dừa, đến các vật liệu công nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo của Argentina
08:03' - 15/04/2025
Ngày 14/4, trong chuyến thăm Argentina, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ Tổng thống cực hữu Javier Milei.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Căng thẳng thương mại đe dọa gây ra "cú sập" của thị trường chứng khoán
20:36' - 14/04/2025
Ngày 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ các sự kiện rủi ro địa chính trị lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại, có thể kích hoạt đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán.