Lên kế hoạch phục hồi sản xuất sau bão lũ theo hướng linh hoạt, an toàn
Thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, bên cạnh việc khắc phục hậu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lên các kế hoạch phục hồi sản xuất theo hướng linh hoạt, an toàn và hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá: Thiệt hại sau bão số 3 và mưa lũ cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương đang rất tích cực vào cuộc để khắc phục hậu quả cũng như đồng hành với người dân để sớm khôi phục sản xuất.
Cùng với việc cập nhật nhu cầu cây giống, thuốc, hóa chất… của các địa phương để đề xuất Chính phủ cấp xuất từ dự trữ quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kêu gọi các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ: tiền mặt, cây giống, con giống, phân bón, thức ăn, hóa chất sát trùng… cùng chung tay với bà con tạo sinh kế sau thiên tai.
Sau bão, người dân đều có tâm lý muốn nhanh chóng ổn định lại sản xuất, tạo sinh kế sớm. Tuy nhiên, nếu việc tái sản xuất không đảm bảo các yếu tố an toàn dịch bệnh, môi trường… thì càng nguy hiểm. Do đó, các địa phương cần kịp thời hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh, trước khi chăn nuôi trở lại phải thực hiện tổng vệ sinh, sát trùng cẩn thận.
Sau mưa lớn kéo dài, nhiều nơi bị ngập lụt nặng, virus dịch bệnh có thể đã phát tán, lây lan rộng, nhất là tại các địa phương vừa xảy ra dịch. Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, để sớm khôi phục sản xuất an toàn, hiệu quả, một trong những biện pháp bắt buộc là không để dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi, nuôi thủy sản khi tái sản xuất.
Đầu tiên, các địa phương, người dân phải tổng vệ sinh, sát trùng tiêu độc nhiều lần liên tục, bởi vì mầm bệnh lúc này đã phát tán đi khắp nơi. Nông dân mua con giống phải có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở không có dịch bệnh để tránh trường hợp mang con giống từ những nơi không rõ nguồn gốc, làm lây ra dịch bệnh.
Ngập lụt khắp nơi đã khiến mầm bệnh lưu hành rộng, nông dân cần phải nhanh chóng tổ chức tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi, để vật nuôi có sức đề kháng đáp ứng miễn dịch với dịch bệnh. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện những mầm bệnh hoặc dịch bệnh xảy ra kịp thời, tránh tuyệt đối việc vứt xác gia súc gia cầm hoặc thủy sản chết bữa bãi làm ô nhiễm môi trường.
Đồng hành với người dân trong quá trình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Chính phủ kịp thời hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, vaccine cho các địa phương, cho người chăn nuôi. Đồng thời, kêu gọi các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ các loại thuốc, vật tư hóa chất… để cho bà khôi phục sản xuất.
Theo ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, đơn vị đã hướng dẫn các địa phương tổng vệ sinh, sát trùng, phòng, chống dịch bệnh động vật sau mưa lũ. Đặc biệt là hướng dẫn về xử lý môi trường, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh... phòng chống triệt để dịch bệnh trên vật nuôi, phục hồi sản xuất.
Để hỗ trợ phần nào thiệt hại của người dân, các địa phương có trách nhiệm thống kê đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại và thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Cùng đó, xây dựng kịch bản về nguồn cung giống gia cầm 1 ngày tuổi để hỗ trợ cho các địa phương khôi phục sản xuất chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi đã chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi chăn nuôi, kế hoạch cung cấp con giống, thức ăn, vật tư… phù hợp với điều kiện ở địa phương, ông Phạm Kim Đăng cho biết.
Với phong trào “Hệ thống khuyến nông tham gia khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3”, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã huy động lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp, khuyến nông cộng đồng ở địa phương đến từng địa bàn, từng hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại để hướng dẫn, hỗ trợ. Hình thức triển khai linh hoạt sáng tạo như hướng dẫn tại nhà, tại chuồng, tại ao/hồ, tập huấn di động.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Cục Chăn nuôi, Cục Thuỷ sản, Cục Trồng Trọt, Cục Lâm nghiệp biên soạn 9 tờ gấp hướng dẫn chăm sóc, phục hồi cây trồng, vật nuôi sau bão lũ: hướng dẫn các biện pháp xử lý chuồng nuôi, lồng bè, đất bị vùi lấp; các giải pháp khắc phục hậu quả sau bão lũ thuộc tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại và khôi phục sản xuất.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho cuối năm, đặc biệt là cho Tết Nguyên đán, cũng như tạo sinh kế, thu nhập cho người dân, việc khôi phục sản xuất cần chọn đối tượng vật nuôi phù hợp; chuẩn bị vật tư, thức ăn, vệ sinh môi trường… để sớm đầu tư vào vụ mới, chu kỳ chăn nuôi mới.
“Thời gian không còn dài, địa phương cần huy động mọi nguồn lực để tranh thủ thời gian phục hồi sản xuất ngay. Cần chuẩn bị kỹ con giống, phương án chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Người dân nên tranh thủ thời gian để mua vật tư, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật. Địa phương cần đa dạng hóa các đối tượng nuôi, đi cùng với đó là hướng dẫn quy trình kỹ thuật”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu triển khai các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp
19:30' - 27/09/2024
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 100/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Đảm bảo lương thực, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ
16:30' - 20/09/2024
Ngày 20/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Yên Bái về đề xuất bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai sau cơn bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Sau bão lũ, Tuyên Quang khẩn trương khôi phục sản xuất nông nghiệp
10:13' - 20/09/2024
Là tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo nên ngay sau bão lũ, Tuyên Quang đã khẩn trương khắc phục thiệt hại đối với các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ
11:20' - 15/09/2024
Một số thiệt hại của nông nghiệp thống kê đến 6h00 ngày 15/9/2024 cụ thể: 190.358 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 48.727 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 31.745 ha cây ăn quả bị hư hại...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao
21:37' - 31/03/2025
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông quan hàng hóa cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc)
21:23' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang cùng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52' - 31/03/2025
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28' - 31/03/2025
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23' - 31/03/2025
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13' - 31/03/2025
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12' - 31/03/2025
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang: Động lực chiến lược cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới
19:02' - 31/03/2025
Trên bước đà chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tư nhân một lần nữa được Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng bứt phá và phát triển.