Lên phương án cung ứng theo 5 cấp độ, chú trọng 13 mặt hàng thiết yếu
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, chiều 31/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp trực tuyến triển khai các biện pháp; trong đó tập trung xử lý vấn đề đảm bảo cung ứng hàng hóa, điện cũng như các vấn đề cấp bách khác.
Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương cho biết: Sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, các đơn vị đã họp, xây dựng các phương án làm việc và phân công lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên trực tại cơ quan để điều hành, xử lý nhiệm vụ cấp bách; các cán bộ, công chức khác sẽ làm việc tại nhà, chủ động thành lập các nhóm làm việc trên môi trường trực tuyến.
Cùng với đó, các đơn vị đặc thù liên quan đến quản lý Nhà nước về cung ứng hàng hóa, điện, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, quản lý thị trường đều có phương án làm việc cụ thể, bố trí số lượng hợp lý để duy trì, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cấp bách.
Theo Vụ Thị trường trong nước, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã gửi phương án cung ứng hàng hóa theo 5 cấp độ, nhất là chú trọng đến 13 mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt, rau, củ quả, nước uống, khẩu trang… Đặc biệt, Vụ Thị trường trong nước cũng đã xây dựng sơ đồ tổng kho theo vùng về nguồn hàng để có thể điều tiết khi cần thiết. Ngay sau khi báo cáo Bộ trưởng tại cuộc họp, lãnh đạo Vụ đã phân công cán bộ ra thị trường để nắm bắt tình hình thực tiễn và lên phương án điều tiết hàng hóa.
Đại diện Cục Điều tiết Điện lực đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cập nhật tình hình liên tục qua hình thức trực tuyến, triển khai các phương án, kịch bản, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như các cơ sở y tế, cơ sở cách ly.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo Bộ trực 100% thời gian, các đơn vị tính toán khối lượng công việc, phương án làm việc phù hợp, nhưng đặt yếu tố đảm bảo an toàn lên hàng đầu.
Ngoài việc duy trì tối thiểu người trực tại cơ quan, những người làm việc ở nhà nâng cao tinh thần trách nhiệm, có phương tiện kết nối online để trao đổi công việc cũng như trong trường hợp cần thiết điều động.
Bộ trưởng giao Văn phòng Bộ xây dựng quy chế tạm thời trong thời gian cách ly xã hội cũng như xây dựng nhiều kịch bản ứng phó khẩn cấp khác.
Đối với nhiệm vụ cung ứng, đảm bảo hàng hóa, đặc biệt là 13 mặt hàng thiết yếu và mặt hàng xăng dầu cho người dân trong thời gian cách ly xã hội, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Vụ Thị trường trong nước làm việc ngay với địa phương, các doanh nghiệp đầu mối cung ứng, phân phối hàng hóa xây dựng phương án cung ứng hàng hóa, tình hình lưu trữ, phương án, nhân lực vận chuyển.
Đáng lưu ý, Vụ Thị trường trong nước thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình về cung cầu hàng hóa từ 3 - 4 tiếng/lần và giữ liên lạc thông suốt với lãnh đạo, cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp cung ứng hàng hóa.
Mặt khác, Vụ Thị trường trong nước cần thống kê các trung tâm, kho phân phối hàng hóa ở những thành phố lớn và theo khu vực để khi cần có thể điều phối hàng hóa kịp thời phục vụ người dân.
Hơn nữa, có văn bản phối hợp với các Bộ, ngành địa phương; tạo điều kiện tối đa cho người, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu.
Bộ trưởng chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra đảm bảo hệ thống cấp điện an toàn trong mọi tình huống.
Đối với hoạt động duy trì sản xuất, Bộ trưởng giao Cục Công nghiệp chủ động rà soát, lên phương án, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ, công nhân viên làm việc đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị tốt nhất cho các hội nghị, họp trực tuyến; các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng lưu ý Cục Xuất Nhập khẩu về các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu cần tiếp tục duy trì, nhất là việc cấp các giấy phép xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất khẩu C/O cho doanh nghiệp không để gián đoạn, nhưng phải có phương án, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, người dân không tập trung đông người, đảm bảo phòng, chống dịch bệnh./.
- Từ khóa :
- virus corona
- viêm phổi cấp
- trung quốc
- vũ hán
- vi rút corona
- viêm đường hô hấp cấp
- corona
- nocv
- 2019 nCoV
- COVID-19
- dịch COVID 19
- virus SARS-CoV-2
- SARS-CoV-2
- bộ công thương
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Cục Xuất Nhập khẩu
- Cục Điều tiết Điện lực
- Vụ Thị trường trong nước
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không mua tích trữ xăng dầu
20:58' - 31/03/2020
Bộ Công Thương khẳng định nguồn cung xăng dầu trong nước luôn đáp ứng đủ để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng và khuyến cáo không nên mua tích trữ xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công thương triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA
19:49' - 31/03/2020
Bộ Công Thương đã và đang chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương cảnh báo về giao dịch thương mại với đối tác tại thị trường Hoa Kỳ
18:41' - 26/03/2020
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ đối tác khi đặt quan hệ làm ăn và tìm đối tác qua internet nhưng chưa có khâu thăm dò, kiểm tra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.