Liên kết phát triển Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 17/12 tại Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Connect 2021) với chủ đề “Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới”.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long vừa trải qua những giai đoạn khó khăn nhất, chống chọi với dịch COVID-19.Trong bối cảnh đó, diễn đàn Mekong Connect 2021 nhằm tìm giải pháp phục hồi kinh tế cho năm 2022 và liên kết phát triển trong điều kiện bình thường mới.
Khu vực Mekong dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh. Còn Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn của cả vùng với 80% nguồn cung cho thị trường đến từ Đồng bằng sông Cửu Long.Giữa thành phố với Đồng bằng sông Cửu Long đã có mối liên kết phát triển về: hạ tầng giao thông, về nguồn nhân lực, chuỗi sản xuất kinh doanh, về kinh tế biển,kết nối năng lượng-du lịch-hàng không, hệ sinh thái khởi nghiệp và liên kết công nghiệp hỗ trợ, bình ổn cũng như phát triển thị trường…
Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn nhất của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, sự liên kết này lại càng được phát huy thể hiện trong việc chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch, cùng giúp nhau các nguồn lực y tế, nhân lực, thống nhất trong cách ứng xử phòng, chống dịch để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế. Theo Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, diễn đàn Mekong Connect thảo luận, rà soát lại những vấn đề quan tâm đến lợi ích và tác động đến mối liên kết phát triển giữa các địa phương để cùng kiến nghị Trung ương có chính sách phù hợp, đảm bảo sát với thực tiễn triển khai; trong đó, có mối liên kết giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.Sau kết quả của các phiên thảo luận và tổng kết diễn đàn, các địa phương sẽ cùng đưa ra những cam kết, tuyên bố chung bằng những sản phẩm, hoạt động hết sức cụ thể để cùng thống nhất hành động.
Với thuận lợi về vị trí địa lý, kết nối giao thông, Tp. Hồ Chí Minh là nơi tập trung các nguồn lực phát triển, cả nhân lực, vật lực, cả tại chỗ và bên ngoài, thành phố luôn xem các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long là đối tác phát triển và luôn sẵn sàng hỗ trợ các địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, mong muốn từ năm 2021, Tp. Hồ Chí Minh sẽ tham gia chính thức là thành viên của Mekong Connect. Sau diễn đàn Ban Tổ chức sẽ phân công đầu mối triển khai của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long; định kỳ hàng quý tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả triển khai; kịp thời cập nhật, điều chỉnh các vấn đề chưa phù hợp, bất cập trong quá trình thực thi trên cơ sở phát huy cao nhất nội lực của các địa phương, khai thác hiệu quả sự hợp lực của các địa phương trong vùng để thúc đẩy kinh tế vùng nói chung và từng địa phương nói riêng. Theo ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn đàn Mekong Connect 2021 là dịp lãnh đạo các địa phương và bộ ngành cùng trao đổi, thay đổi cách nhìn, quyết tâm thực hiện mối liên kết giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn thiên về sản xuất, năng suất, sản lượng, quan tâm nhiều đến kế hoạch đầu vào nhưng lại chưa chú trọng kết nối đầu ra, tìm kiếm thị trường.Vì thế, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Lê Minh Hoan cần phải thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; trong đó không thể tách rời vai trò doanh nghiệp. Trong khi đó, về tư duy liên kết vùng, hiện nay vẫn đang tồn tại việc chia Đồng bằng sông Cửu Long là một thực thể kinh tế chứ không phải địa giới hành chính 13 tỉnh thành.
Trong khi đó, Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều chương trình hợp tác với các tỉnh miền Tây. Vì vậy, cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận để kinh tế nông thôn phát triển cũng như cao năng lực cho địa phương.
Theo đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, cần hình thành và phát triển mô hình đổi mới sáng tạo mở, hỗ trợ các doanh nghiệp cập nhật được xu thế công nghệ mới nhất, giải quyết những vấn đề trong quá trình tìm tòi và phát triển sản phẩm.Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, đổi mới sáng tạo mở sẽ là giải pháp để huy động tối đa các nguồn lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Cùng với đó, cần thiết phải hình thành thị trường khoa học và công nghệ cho Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ...
Trong khuôn khổ diễn đàn diễn ra các phiên thảo luận về hợp tác công tư – công nông, liên minh các ngành; diễn biến thị trường và sức mua sau mùa dịch COVID-19, phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng hàng hóa giữa Tp. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long; chương trình giao lưu với các gương mặt doanh nông trẻ trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hoạt động triển lãm thiết bị, máy móc, công nghệ nông nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long./.>>>Trợ lực nào cho doanh nghiệp phục hồi phát triển bền vững?
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Giảm phát thải trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
15:59' - 11/12/2021
Làm cách nào để giảm lượng phát thải trong sản xuất lúa, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Văn hóa là "sức mạnh mềm" để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
18:54' - 25/11/2021
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch đã chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20'
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49'
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05'
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59'
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59'
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59'
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27'
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.