Linh hoạt hỗ trợ nền kinh tế
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chính sách tài khóa của Việt Nam đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã trả lời phóng viên TTXVN xoay quanh các vấn đề này.
Phóng viên: Trước tác động của dịch COVID-19 tới người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế, Bộ Tài chính đã tham mưu như thế nào tới Chính phủ nhằm hỗ trợ kịp thời các đối tượng vượt qua đại dịch?Thứ trưởng Võ Thành Hưng: Chúng ta đều biết dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, chính sách tài khóa của Việt Nam đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Theo đó, Bộ Tài chính đã đề xuất nhiều giải pháp miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp các khoản thuế và tiền thuê đất, phí, lệ phí. Cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.Tổng giá trị hỗ trợ về thuế năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2021, khoảng 118 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm trên 3 nghìn tỷ đồng.
Vừa qua, trước tác động nghiêm trọng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, Bộ Tài chính đã đề xuất, trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 4 giải pháp bổ sung về miễn, giảm thuế gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong các quý III và IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn chịu tác động của dịch COVID-19; giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong nhiều ngành nghề; miễn tiền chậm nộp phát sinh đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ năm 2020. Tính chung các giải pháp hỗ trợ bổ sung được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định như trên, thì tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất mà Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân năm 2021 là khoảng 138 nghìn tỷ đồng. Trong quá trình xây dựng các giải pháp hỗ trợ nêu trên, Bộ Tài chính đã tham khảo ý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm đảm bảo các giải pháp đưa ra là thiết thực, nhanh chóng tới được các đối tượng gặp khó khăn thực sự.Các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện đều quy định rõ các đối tượng thụ hưởng sẽ tự xác định, kê khai số thuế được gia hạn, miễn, giảm, số thuế còn phải nộp dựa trên quy định của pháp luật về thuế và điều kiện thực tế của mình, đảm bảo việc thực hiện công khai, minh bạch và thuận lợi.
Bộ Tài chính tiếp tục tổng kết, đánh giá kết quả các giải pháp đã và đang được thực hiện, đồng thời căn cứ điều kiện và diễn biến thực tế của dịch bệnh và yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế để nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp. Phóng viên: Dịch COVID-19 kéo dài từ năm 2020 đến nay đã gây sức ép lên chi ngân sách nhà nước. Vậy Bộ Tài chính có giải pháp gì nhằm đảm bảo thu chi ngân sách trong thời gian qua? Thứ trưởng Võ Thành Hưng: Như đã nêu, từ năm 2020 đến nay, COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối thu, chi ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước giảm do kinh tế khó khăn và thực hiện các chính sách ưu đãi miễn, giảm; trong khi nhu cầu tăng chi lớn. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp điều hành ngân sách nhà nước chặt chẽ, linh hoạt, tiết kiệm, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khó khăn. Về thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt quản lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế.Nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tăng thu từ tăng giá dầu thô (bình quân 10 tháng đạt 65,6 USD/thùng, cao hơn 20,6 USD/thùng so với giá dự toán); tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (đến nay, kim ngạch xuất, nhập khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng cao).
Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước 10 tháng đã đạt 90,9% dự toán và chúng tôi đang phấn đấu thu ngân sách nhà nước cả năm 2021 vượt dự toán.
Về chi ngân sách nhà nước, để chủ động ưu tiên cân đối nguồn cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19.Các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ và nguồn lực hợp pháp khác (gồm tiền lương còn dư) để chi phòng, chống dịch COVID-19.
Phóng viên: Trong thời gian tới, để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, Bộ Tài chính có giải pháp gì, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Võ Thành Hưng: Năm 2022 dự báo tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức. Dịch COVID-19 còn có diễn biến phức tạp, tác động kéo dài. Trải qua 4 đợt dịch bùng phát, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó của cả nước và từng địa phương tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của doanh nghiệp và người dân đã giảm sút nhiều. Nhiệm vụ đặt ra cho năm tới là phải kiểm soát an toàn, hiệu quả với dịch bệnh, củng cố năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, mở rộng và tăng cường diện bao phủ vaccine. Mặt khác phải có các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nhanh chóng khôi phục các hoạt động của nền kinh tế, khắc phục sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng, phục hồi thị trường lao động, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp, dịch vụ.Trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng vừa tạo động lực hỗ trợ cho nền kinh tế, các doanh nghiệp và người dân, vừa phải đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 cùng với nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhanh chóng tận dụng cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế, chúng tôi đang cùng với các bộ, ngành nghiên cứu ban hành các giải pháp về tài khóa nới lỏng. Để giảm thiểu tác động của các giải pháp này tới an ninh tài chính quốc gia, chúng tôi sẽ tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp trọng tâm, bao gồm: Thứ nhất nghiên cứu hoàn thiện chính sách về thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Thứ ba, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công. Thứ tư, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu ngân sách nhà nước. Thứ năm, phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng. Cuối cùng, chú trọng cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh, minh bạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước. Phóng viên: Xin cảm ơn Thứ trưởng!>>>Chính sách tài khóa trong bối cảnh dịch COVID-19 - Bài 1: Cần "bắt" trúng, đúng đối tượng
>>>Bài cuối: Tháo gỡ bất cập để tiếp sức doanh nghiệp phục hồiTin liên quan
-
Tài chính
Dự kiến giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay vào năm 2022
11:51' - 28/11/2021
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo để trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1 đến 31/12/2022.
-
Chứng khoán
Đưa doanh nghiệp FDI lên sàn - hạn chế chuyển giá, trốn thuế
12:06' - 23/11/2021
Dù vốn FDI trực tiếp vào Việt Nam không ngừng tăng lên, nhưng vốn hóa của doanh nghiệp FDI niêm yết, đăng ký giao dịch hiện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn hóa thị trường chứng khoán (khoảng 0,3%).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,