Lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế
Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 đã diễn ra chiều 17/4, tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Cùng dự, chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng, Chủ tịch Uỷ Ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn Trịnh Đình Dũng.
Theo báo cáo tổng hợp, năm 2016, thiên tai xảy ra dồn dập từ đầu năm đến cuối năm, trên khắp các vùng miền trong cả nước với cường độ lớn, phạm vi rộng, đồng thời thể hiện tính cực đoan, bất thường như: rét hại, băng giá ở các tỉnh Bắc Bộ và hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đã đạt mức lịch sử.Thiên tai trong năm 2016 đã làm 264 người chết và mất tích. Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 39.726 tỷ đồng. Thiệt hại do thiên tai gây ra đã làm sản xuất bị đình trệ, sức khỏe cộng đồng dân cư vùng thiên tai bị ảnh hưởng nghiêm trọng và là nguyên nhân chính làm ngành nông nghiệp bị tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm dẫn đến làm giảm tăng trưởng quốc gia.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường, nếu không quan tâm lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng,... sẽ làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai cho xã hội và sẽ phải trả giá lớn cho các hoạt hoạt động này.
"Đối phó với thiên tai là công việc phức tạp, nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản, có thể dẫn tới thảm họa. Vì vậy, cần xây dựng lực lượng chuyên nghiệp để ngoài việc đáp ứng các nhiệm vụ nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả mà còn sẽ hạn chế lực lượng cần huy động và giảm kinh phí cho công tác phòng chống thiên tai". Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động, kiện toàn bộ máy
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ Ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn Trịnh Đình Dũng, những bất cập hiện nay của công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là dự báo còn thiếu chính xác; có sự bị động, nhiều yếu tố không lường trước được mức độ nặng nề và có sự chủ quan; phương tiện hạn chế.
Bên cạnh đó, việc khai thác cát ở các lòng sông cũng tác động nghiêm trọng khi xảy ra thiên tai.
Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, góp phần phát triển bền vững đất nước, Phó Thủ tướng cho rằng cần bổ sung cơ chế chính sách để huy động nguồn lực trong xã hội, dịch vụ công tham gia vào công tác phòng chống thiên tai; tiêu chuẩn, quy chuẩn, chế tài để giám sát các hoạt động của xã hội đảm bảo an toàn hơn trước thiên tai.
Lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam là đất nước chịu nhiều thiên tai, “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”.
Trong đó, năm 2016 là năm đặc biệt về thiên tai và nhân tai. Nhiều thiên tai lịch sử xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản và tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Thiên tai đã khiến nhiều người chết, mất tích và GDP mất đi gầng 1%.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đánh giá cao các cơ quan chức năng và địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời và trách nhiệm.
Sau thiên tai, công tác cứu hộ cứu nạn khá kịp thời, giảm thiệt hại về người và tài sản.
Thủ tướng đánh giá cao sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, công an, quân đội, thanh niên và các đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế, góp phần đảm bảo đời sống nhân dân, không để một người dân nào đói cơm, đứt bữa, “màn trời chiếu đất”.
Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn đánh giá cao các tổ chức quốc tế đã kịp thời hỗ trợ xử lý những vấn đề sau thiên tai ở Việt Nam.
Tuy vậy, Thủ tướng Thủ tướng đánh giá cao một số địa phương đã có mô hình phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tốt, như mô hình cải tạo cánh đồng sau thiên tai ở Lào Cai, Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung...
Nhắc đến câu nói “thủy, hỏa, đạo tặc”, Thủ tướng nhấn mạnh phải coi lũ lụt, cháy nổ như giặc, nhưng nhiều nơi chưa nhận thức tốt điều này khiến chủ quan trong chỉ đạo điều hành. Do đó khi thiên tai xảy ra đã gây thiệt hại lớn.
Thủ tướng nêu vấn đề, trước hết, Luật phòng chống thiên tai có hiệu lực từ 1/5/2014 mà đến nay vẫn chưa xây dựng xong Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp quốc gia.
Một số địa phương, bộ, ngành chưa quan tâm đúng mức xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; chưa cụ thể hóa được các tình huống, kịch bản sát thực tế để có phương án ứng phó phù hợp; chưa kịp thời điều chỉnh, cập nhật các tình huống thiên tai cực đoan; nhất là phương châm “4 tại chỗ” nhiều nơi chuẩn bị còn mang tính hình thức, nên khi xảy ra trên thực tế thì lúng túng.
Chính vì vậy tôi đề nghị các đồng chí phải khẩn trương ban hành kế hoạch trong năm 2017.
Để có kế hoạch phòng chống thiên tai cấp Quốc gia tốt, Thủ tướng lưu ý không chỉ dựa vào các chuyên gia và nguồn vốn nước ngoài mà phải biết cách huy động các chuyên gia trong nước, huy động các bộ, ngành, địa phương cùng chung sức, không chỉ cho kế hoạch này mà còn chuẩn bị cho tổng kết 10 năm thực hiện Luật đê điều. Nhất là khi đội ngũ chuyên gia trong nước có đủ kinh nghiệm và trình độ trong công tác này. Cùng với đó là hài hòa nguồn lực, chất xám cả trong và ngoài nước.
Cho rằng công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, Thủ tướng yêu cầu phải rà soát và sửa đổi ngay. Thủ tướng nêu lên 4 ví dụ cho thấy công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Trong đó có việc một số công trình thủy điện, giao thông khu dân cư khi đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành còn thiếu kiểm tra, thiếu giám sát từ khâu lập quy hoạch; chưa quan tâm đến việc phòng ngừa các tác động tới thiên tai, làm gia tăng rủi ro khi thiên tai trong khu vực.
Thủ tướng cũng nêu một thực tế là quỹ phòng chống thiên tai do xã, phường thu, nhưng sau đó nộp hết về tỉnh, thành phố, sau đó phường xã lại phải đi xin như thời bao cấp. Như vậy đã tạo ra cơ chế “xin-cho”, trong khi cấp xã làm nhiều việc về phòng chống thiên tai.
Nêu tồn tại về công tác dự báo do chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều dự báo nhiều khi còn “gây bất ngờ lớn”, Thủ tướng yêu cầu cần nâng cao chất lượng công tác này.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai giành thời gian để triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; chủ động triển khai đối với lĩnh vực được phân công, trong đó đặc biệt tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra nội dung lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội của các địa phương và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
" Tổ chức triển khai sâu rộng việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là các quy hoạch, kế hoạch chịu tác động mạnh bởi các thiên tai lớn, phạm vi rộng như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn". Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay việc rà soát công trình phòng chống thiên tai, khu dân cư, vùng kinh tế trọng điểm, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng hoặc tăng nguy cơ rủi ro thiên tai, công trình đang thi công để chỉ đạo, xây dựng phương án, bố trí vật tư, nhân lực tổ chức xử lý đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ năm 2017.
Chỉ đạo việc đề xuất hỗ trợ ứng phó khẩn cấp đúng theo quy định của Chính phủ đã ban hành; rà soát, xây dựng thực hiện kế hoạch di dời dân vùng có nguy cơ cao rủi ro thiên tai; chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên của khu vực và tình hình thiên tai.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo điều hành được kịp thời, chính xác và hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực phát triển các ứng dụng khoa học vào thực tiễn phòng chống thiên tai, nhất là cho lĩnh vực giám sát thiên tai và giải pháp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, trong đó đặc biệt cần làm rõ các tình huống điều hành thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các điều kiện đảm bảo để thực hiện quy trình (các thông tin dự báo, cảnh báo, quan trắc phía thượng lưu, hạ lưu đập, hệ thống camera giám sát,…).
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện của các Bộ, ngành và địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc
18:57' - 17/04/2017
Chiều 17/4/2017, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Lee Dong Geol, Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Sri Lanka
16:20' - 17/04/2017
Sáng 17/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe. Sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào
14:18' - 15/04/2017
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu nhân dịp sang thăm Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.