Lớp học được bật điều hoà, học sinh không bắt buộc đeo khẩu trang trong lớp
Sáng 6/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đến giờ phút này, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và cơ bản đẩy lui dịch bệnh, quay lại cuộc sống sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên, bây giờ nước ngoài dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp, căng thẳng, mỗi ngày có mấy chục ngàn người nhiễm, mấy ngàn người tử vong, cho nên chúng ta hình dung “Việt Nam chúng ta đang ở một cánh đồng trũng, bên ngoài nước sông cao, gió lớn, nên chúng ta phải tiếp tục bao đê chặt, tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ nhập cảnh, đảm bảo an toàn”.
Vì vậy, phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh
để bảo đảm an toàn, mới có thể nới được ở bên trong để thực hiện mục
tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh vừa bảo đảm phát triển kinh tế -
xã hội.
Đối với trong nước, Ban Chỉ đạo yêu cầu toàn bộ cơ chế liên ngành (quân
đội, công an, y tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ) không được
nơi lỏng, tiếp tục củng cố tất cả các cơ chế, các công cụ, nhất là các
công cụ công nghệ thông tin, để luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng, nếu
có một ca nhiễm trong cộng đồng phải lập tức phát hiện, cách ly, khoanh
vùng dập dịch ngay.
Ban Chỉ đạo cho rằng, với các điều kiện như trên, “phải nới lỏng các
biện pháp đã áp dụng từ trước đến nay một cách khoa học, tức là dựa
trên cơ chế lây lan của virus và các xác suất tính toán mầm bệnh hiện
nay trong cộng đồng”.
Theo tính toán của các chuyên gia y tế, đến thời điểm hiện tại, chưa
thể nói trong cộng đồng nước ta không còn mầm bệnh nhưng xác suất còn
mầm bệnh là rất thấp. Đối với các ca khỏi bệnh dương tính trở lại đã
được xác định không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Các bệnh nhân này khi trở lại bệnh viện không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào, hoàn toàn khỏe mạnh, không phải dùng thuốc điều trị mà chỉ tiếp tục cách ly, theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm và nuôi cấy virus (virus bất hoạt hay xác virus). Kết quả nuôi cấy virus của mẫu bệnh phẩm của các trường hợp này cho thấy không có sự hoạt động của virus SARS-CoV-2.
Vì vậy, Ban Chỉ đạo đề nghị ngành Y tế cần tập trung chăm sóc tốt, quản
lý chặt chẽ người bệnh COVID-19, cũng như những người đã khỏi bệnh nhằm
kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn cho cộng đồng, để người dân yên tâm tập
trung sản xuất, lao động, học tập an toàn.
Đối với việc đeo khẩu trang, Ban Chỉ đạo yêu cầu tiếp tục thực hiện
đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi công cộng
(ngoài trường học, trụ sở, công sở). Người dân ra nơi công cộng tiếp tục
duy trì các biện pháp phòng dịch bệnh như giữ khoảng cách, hạn chế tiếp
xúc và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Theo các chuyên gia y tế, vừa qua một số trường học có các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, không cần thiết, thậm chí cực đoan
như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn,
không được bật điều hòa. Những biện pháp này không những không cần thiết
mà còn hại cho sức khỏe.
Các cháu học sinh trong lớp học không bắt buộc
phải đeo khẩu trang, phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay và giờ
ra chơi thì đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để
tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ. Các phòng học có thể bật điều hòa
nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Các phụ huynh
cũng không nên cho con đi ra ngoài nơi công cộng khi không cần thiết.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo cũng thống nhất, các cơ quan, công sở, nhà
máy, siêu thị, bệnh viện, chợ dân sinh, phương tiện giao thông công
cộng, hàng quán… tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm các điều kiện
vệ sinh dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh.
Một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người… được tổ
chức nhưng phải bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch bệnh. Đối với
hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất đến thời
điểm này có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại
bình thường (trừ vũ trường, quán karaoke) với điều kiện phải giữ khoảng
cách tối thiểu 1 mét.
Các đơn vị vận chuyển công cộng được vận chuyển đủ 100% số ghế trên
các phương tiện và vẫn tiếp tục bắt buộc thực hiện các quy định về đảm
bảo an toàn như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt,
khai báo y tế. Đối với hoạt động vận chuyển hàng không, dỡ bỏ toàn bộ
quy định về giãn cách chỗ ngồi trên tàu bay; khoảng cách giữa các hành
khách khi làm thủ tục hàng không, soi chiếu an ninh, xếp hàng lên tàu
bay tại cảng hàng không, sân bay là 1 m. Các quy định khác về đảm bảo
phòng, chống dịch không thay đổi.
Đối với hoạt động khám, chữa bệnh, vẫn áp dụng đeo khẩu trang, sát
khuẩn tay, kiểm tra thân nhiệt tại cổng vào các cơ sở khám, chữa bệnh.
Tuy nhiên nới lỏng các quy định như thực hiện giãn cách tối thiểu 1 mét
đối với các tại các khu chờ và giữa các giường điều trị; cho phép số
lượng người ăn tại các khoa dinh dưỡng phù hợp với khả năng đáp ứng; số
lượng y, bác sỹ tham gia giao ban bệnh viện, giao ban khoa phòng với số
lượng phù hợp với các phòng giao ban; vẫn thực hiện khai báo y tế khi
tới khám, chữa bệnh, nhưng đơn giản hơn tạo thuận lợi khi thực hiện.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia, tính đến chiều tối 5/5, thế giới đã ghi nhận 3.660.055 trường hợp mắc COVID-19 tại 214 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số mắc cao nhất tại Mỹ với 1.212.955 trường hợp; 8 quốc gia khác có số mắc trên 100.000 trường hợp (Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp, Đức, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil).
Thế giới cũng ghi nhận 252.675 trường hợp tử vong, trong đó
số tử vong cao nhất tại Mỹ với 69.925 trường hợp; 4 quốc gia khác có
trên 10.000 trường hợp tử vong (Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp); 38 quốc
gia/vùng lãnh thổ chưa ghi nhận tử vong do COVID-19 (trong đó có Việt
Nam). Tại khu vực Đông Nam Á, 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch
COVID-19 là Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào.
Tại Việt Nam, tính đến sáng 6/5, ghi nhận 271 trường hợp mắc
COVID-19 (liên tiếp 19 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng
đồng). Trong đó, 232 trường hợp đã khỏi bệnh (bao gồm 14 bệnh nhân hiện
xét nghiệm dương tính lại); 39 bệnh nhân đang được điều trị tại 6 cơ sở
khám, chữa bệnh. Hiện có 21 trường hợp âm tính từ 1 lần trở lên (trong
đó có 9 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên)./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Việt Nam chế tạo nhiều robot y tế phục vụ chống dịch COVID-19
11:01' - 06/05/2020
Trong thời gian ngắn nhiều đề tài nghiên cứu, chế tạo robot đã được đưa vào sử dụng tại bệnh viện và các khu vực cách ly để hỗ trợ ngành y tế, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cập nhật COVID-19 sáng 6/5 ở Việt Nam: 20 ngày không có ca mắc mới
06:10' - 06/05/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19, tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 6/5, Việt Nam đã qua 20 ngày không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi với bệnh nhân khỏi COVID
22:23' - 05/05/2020
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi được điều trị khỏi thêm 30 ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Xây dựng các kịch bản phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19
21:50' - 05/05/2020
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì cùng các Bộ, ngành xây dựng kịch bản phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5
21:41' - 05/05/2020
Tối 5/5, ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết: Đến 0 giờ ngày 6/5 sẽ tiến hành dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sau 28 ngày cách ly.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mới giải ngân được 1% gói hỗ trợ thuê trọ cho lao động
20:51' - 04/07/2022
Hiện mới chỉ có 15 địa phương đã giải ngân gói hỗ trợ thuê trọ cho 13.500 lao động với kinh phí 70 tỷ đồng, đạt 1% so với mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết luận nguyên nhân các vụ cháy lớn tại Khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định
19:09' - 04/07/2022
Theo Đại tá Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bình Định, nguyên nhân chính các vụ cháy là do các doanh nghiệp để xảy ra chạm, chập điện.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 và những điều thí sinh không được phép làm
18:39' - 04/07/2022
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông sẽ diễn ra từ ngày 7-8/7/2022. Trước đó, chiều 6/7, các thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm hơn 6.000 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
18:30' - 04/07/2022
Bản tin mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.179 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.715.163 ca
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Cháy căn hộ chung cư New Horizon, 1 thiếu niên được cứu thoát
17:49' - 04/07/2022
Lãnh đạo UBND phường Mai Động (Hoàng Mai) xác nhận, lực lượng chức năng đã kịp thời dập tắt vụ hỏa hoạn, cứu 1 nam thiếu niên khỏi vụ cháy xảy ra lúc khoảng 13 giờ 15 ngày 4/7.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe buýt rơi xuống vực ở Ấn Độ khiến 12 người thiệt mạng
15:49' - 04/07/2022
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 12 người thiệt mạng và một số người khác bị thương khi chiếc xe buýt chở khách rơi xuống vực sâu tại bang miền núi Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch của cố đô Kyoto (Nhật Bản) hồi sinh sau đại dịch
15:40' - 04/07/2022
Hàng triệu lượt du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á từng tới chợ Nishiki ở cố đô Kyoto của Nhật Bản trước khi các hạn chế nhằm kiểm soát dịch được thực hiện hai năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/7
15:30' - 04/07/2022
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ Hai ngày 4 tháng 7 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
An Giang: Nguy cơ sạt lở bờ sông Kênh Xáng
15:20' - 04/07/2022
Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết, đang cập nhật tình hình rạn nứt đất dọc bờ sông Kênh Xáng, trên địa bàn thị xã Tân Châu.