Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, chiều 29/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã thông Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp, các đại biểu Quốc hội tin rằng, việc sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành, đáng chú ý nhất là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn đã tồn tại trong thời gian dài.
Đại biểu Mai Khanh (Đoàn Ninh Bình): Thủ tục thông thoáng, nhanh và đi vào cuộc sống
Cử tri, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và đại biểu Quốc hội đều kỳ vọng vào sự thay đổi khi Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này được thông qua. Mục tiêu cuối cùng của Luật Đầu tư công là để cho những thủ tục thông thoáng, nhanh và đi vào cuộc sống, giảm tải bớt những chi phí, nhất là trong bối cảnh hiện nay cả nước đang thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong đó, có lãng phí về thời gian, lãng phí về thủ tục hành chính. Đây là những lãng phí rất lớn và vô hình, nếu không để ý đến sẽ gây ra rất nhiều hậu quả.
Đại biểu Mai Khanh (Đoàn Ninh Bình). Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN
Theo tôi, luật sửa đổi lần này đã đẩy mạnh phân cấp phân quyền. Đây là chủ trương rất đúng, vì suy cho cùng mỗi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm về những công việc của mình, hệ thống hành chính chuyển động được.
Vấn đề được cử tri, đại biểu Quốc hội kỳ vọng khi sửa Luật Đầu tư công chính là thủ tục hành chính chứ không phải là những việc khó khăn mang tính khách quan. Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao quyền cho các địa phương sẽ giúp họ chủ động trong công việc, có giải pháp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ.
Đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị): Gỡ vướng mắc tồn tại trong thời gian dài
Tôi rất quan tâm đến Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này. Thực tế cho thấy, tỷ lệ giải ngân đầu tư công là vấn đề mấu chốt của các địa phương và rất nhiều lãnh đạo địa phương phải cam kết với Chính phủ nếu không đạt được các chỉ tiêu đặt ra sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này sẽ “tháo gỡ” việc chậm giải ngân đầu tư công.
Chúng tôi tin tưởng rằng ý kiến của các địa phương đã được Quốc hội tổng hợp và đưa vào luật. Đại biểu các tỉnh, thành là những người góp ý kiến vào dự thảo luật, do đó khi Luật Đầu tư công (sửa đổi) được thông qua sẽ giúp cho các công việc thực hiện trong thực tế được suôn sẻ và thành công.
Cơ quan soạn thảo đánh giá rất cao sự đóng góp của các địa phương và yêu cầu các địa phương thấy khó chỗ nào, đề nghị sửa những gì, sửa từng câu, từng chữ trong dự thảo luật lần này. Do đó, những vướng mắc lâu nay như do cơ chế, nhà đầu tư, quy trình dài dòng, hay là khó khăn trong giải phóng mặt bằng, trong luật lần này đã được sửa đổi hết. Nếu địa phương không thực hiện được nhiệm vụ là do khả năng của địa phương hạn chế, chứ không thể đổ lỗi cho luật.
Các địa phương cũng phải nhìn nhận lại cách thức, cơ chế để thu thu hút nhà đầu tư về địa phương mình, xem xét lại các bộ phận tham mưu giúp việc đã thật sự vào cuộc với doanh nghiệp hay chưa, hay là “trên thì trải thảm, dưới thì trải đinh”.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Dự án đóng băng, “trùm mền” sẽ giảm mạnh
Các quy định đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được trong luật sửa đổi lần này được đẩy mạnh cũng là những đột phá lớn, sẽ góp phần giải quyết tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, những dự án đóng băng, trùm mền sẽ giảm mạnh.
Chúng ta sắp kết thúc kế hoạch năm 2024 và cho đến giờ phút này, những thông tin, tín hiệu cho thấy, đây là năm Việt Nam thực hiện được một cách đầy đủ, trọn vẹn 15/15 chỉ tiêu về kinh tế xã hội.
Việt Nam sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong năm 2025, đây là năm cuối của kỳ kế hoạch 2021- 2025, đất nước sẽ thích ứng nhanh với tình hình về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Đồng thời, Việt Nam cần phải đầu tư tập trung tháo gỡ 3 điểm nghẽn lớn, đó là chính là ba đột phá chiến lược, nhất là vấn đề về thể chế, vấn đề về hạ tầng, vấn đề về nguồn nhân lực và chú ý đến động lực về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, động lực và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cũng như quan tâm đến 3 động lực phát triển bền vững là ngành văn hóa, du lịch và ngành nông nghiệp.
Tôi nghĩ rằng, người dân đang có một sự phấn khích rất lớn, nhất là cộng đồng doanh nghiệp. Từ những thông điệp của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đất nước ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Với những thông điệp giàu năng lượng tích cực đó, tất cả đều thể hiện sự quyết tâm, sự đồng thuận rất lớn để mọi tổ chức, cá nhân chung sức cho mục tiêu của kỷ nguyên mới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
DN cần biết
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư công trình năng lượng
09:15' - 27/11/2024
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 27/2024/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh lần thứ nhất
22:12'
Chiều 13/5, Ban Chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị đã họp lần thứ nhất nhằm thống nhất một số nội dung, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hợp nhất của hai tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
21:49'
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, Hải Phòng cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho khoa học, hướng tới là thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các địa phương của Nga
20:47'
Tp Hồ Chí Minh luôn xác định việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp của Liên bang Nga là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị sẵn sàng để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 12
20:40'
Ngày 13/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ
19:01'
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được thêm nhiều đối tác và cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu để tăng trưởng kinh tế hai con số
18:27'
UBND tỉnh Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, đồng thời ưu tiên các nhiệm vụ để tăng trưởng kinh tế hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
“Nghị quyết 68: Cú hích lịch sử đưa kinh tế tư nhân thành trụ cột”
18:24'
Nghị quyết 68-NQ/TW là bước ngoặt lớn, khơi thông điểm nghẽn thể chế, tiếp thêm khí thế cho kinh tế tư nhân vươn lên vai trò trụ cột, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội
18:15'
Chiều 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chính sách ưu đãi nhà khoa học - cú hích cho đổi mới sáng tạo
17:09'
Được hưởng 30% từ phần thu nhập mang lại do kết quả nghiên cứu. Đây là một chính sách tiến bộ, thể hiện rõ quan điểm coi khoa học và công nghệ là động lực then chốt để phát triển đất nước.