Lưới điện truyền tải không theo kịp tiến độ dự án điện mặt trời
Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/7, sau khi có các cơ chế về giá ưu đãi đối với điện mặt trời, điện gió, thời gian qua, các dự án điện mặt trời và điện gió đã được đầu tư nhiều, đặc biệt tại các địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa...
Điều này gây nên sự quá tải lên đường dây truyền tải; nhiều trường hợp không thể giải tỏa hết công suất các dự án. Do vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải có các phương án để nâng cao năng lực giải tỏa các dự án năng lượng tái tạo này.
Ông Bùi Quốc Hùng - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương cho hay, đầu tư lưới điện truyền tải với đường dây 500kV phải mất 3 năm, đường dây 220kV mất 2 năm. Trong khi đó, để đầu tư dự án điện mặt trời với công suất 50-100MW chỉ mất khoảng 6 tháng. Do vậy, việc phát triển lưới điện truyền tải không theo kịp tiến độ đầu tư các dự án điện mặt trời.
Để giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo, mà chủ yếu là điện mặt trời trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng đã có tờ trình Chính phủ bổ sung quy hoạch tổng sơ đồ điện 7 hiệu chỉnh, xây dựng các dự án lưới điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, các trạm 500kV, đường dây 500kV, mạch kép và các đường dây 220kV, các nhánh rẽ...
Dự kiến sẽ có thêm nhiều công trình được đầu tư vào cuối 2019 và đầu năm 2020. Với các dự án này, hi vọng có thể cơ bản đáp ứng công suất các nhà máy điện mặt trời, điện gió trong những năm tới.
Tuy nhiên, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, việc đầu tư triển khai xây dựng các đường dây này còn gặp nhiều khó khăn, như: vốn đầu tư, thời gian thi công, đền bù giải phóng mặt bằng...
“Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khẩn trương thực hiện tiến độ các dự án đường dây đi vào vận hành; đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có cơ chế xã hội hóa, tư nhân với đầu tư đường dây truyền tải, để đáp ứng các dự án điện mặt trời, điện gió đi vào vận hành”, ông Bùi Quốc Hùng cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, về vấn đề điện, trong 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng phụ tải rất lớn, tới 10,3%, có thời điểm huy động tới 38.000MW trong cả nước.
Hiện nay, có những sự cố tại các nhà máy điện than, điện khí như rơi vào thời kỳ phải bảo dưỡng hoặc thiếu than..., điều này tác động đến sản lượng, phải bù bằng điện chạy dầu, gây lãng phí, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Từ nay đến cuối năm, có điều kiện để trông chờ vào 5.000 MW mới của điện mặt trời, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên, các địa phương cũng phản ánh, ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận... đang vướng hệ thống hạ tầng để đảm bảo công suất. Bởi vậy, hiện nhiều dự án chỉ giải tỏa công suất được 30-40%.
Để đảm bảo đáp ứng điện cũng như hiệu quả của nhà đầu tư, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ đã lập đoàn thị sát tại các địa phương để sớm có phương án giải quyết nhằm tăng năng lực và sản lượng.
Quan điểm là, EVN phải thực hiện nghiêm theo đúng lộ trình về các giải pháp, kế hoạch đầu tư lưới, trạm để đảm bảo công suất tại khu vực này; phối hợp cùng địa phương để đảm bảo tiến độ chung các dự án, đặc biệt là tiến độ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện dự án; có kế hoạch cụ thể để hài hòa công suất và đưa điện lên lưới.
Liên quan tới việc nhiều dự án điện năng lượng tái tạo ồ ạt đầu tư, nhưng chưa được bổ sung vào quy hoạch, phía Bộ Công Thương cho biết, mới đây Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định hướng dẫn quy hoạch, nhưng chỉ áp dụng cho các quy hoạch mới, quy hoạch vùng... Còn quy hoạch tích hợp phát triển điện lực thì chưa có quy định.
Vấn đề này, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội và đang chờ ý kiến Quốc hội nên còn vướng trong điều chỉnh bổ sung cho các dự án điện này.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề xuất, có cơ chế đặc thù, nhất là liên quan đến Luật Quy hoạch mới để đưa nhanh các dự án mới vào thực hiện, vừa đảm bảo công suất, tăng thêm công suất đảm bảo nhu cầu cân đối điện.
Cùng đó là các giải pháp tuyên truyền về tiết kiệm điện, nhập khẩu điện từ các nguồn khác... đều là những phương án được tính đến. Mục tiêu là cân đối đủ điện đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Chỉ đạo tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho hay, Thời gian tới, Bộ Công Thương cần đẩy nhanh làm Quy hoạch điện 8.
Đây là quy hoạch lớn, yêu cầu lần này phải đổi mới, lập trên cơ sở mục tiêu, công suất bao nhiêu, cơ cấu nguồn điện bao nhiêu và bố trí các nguồn như thế nào, trên cơ sở đó thì bố trí dự án theo luật đầu tư để làm, không như trước đây lập theo dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cùng các chủ đầu tư dự án nguồn điện, đặc biệt là EVN đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế, làm sao đảm bảo than cho điện, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ các dự án điện.../.
- Từ khóa :
- lưới điện truyền tải
- truyền tải điện
- evn
- điện mặt trời
Tin liên quan
-
DN cần biết
Điều kiện cần và đủ để phát triển dự án điện gió
08:02' - 04/07/2019
Hợp đồng mua bán điện đối với điện gió của Việt Nam vẫn chưa được chuẩn hóa nên tạo ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp đầu tư.
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Nâng ý thức thực thi pháp luật để đảm bảo an toàn lưới điện truyền tải
18:28' - 03/07/2019
Việc liên tiếp xảy ra cháy rừng ở một số tỉnh miền Trung gây ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn hệ thống truyền tải điện Quốc gia, cũng như ảnh hưởng đến việc cung cấp điện trên địa bàn cả nước.
-
Doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả các Tổng công ty Phát điện - Bài 3: Loay hoay bài toán nhiên liệu
08:52' - 30/06/2019
Nguồn nhiên liệu khí cung cấp cho các nhà máy điện đang bị suy giảm, nhiên liệu than trong nước không đủ cung cấp cho sản xuất điện.
-
Doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả các Tổng công ty Phát điện - Bài 2: Chuẩn bị nguồn điện mới
08:40' - 30/06/2019
Cùng với việc gia tăng sản lượng điện sản xuất qua các năm, các Tổng công ty Phát điện (GENCO) còn tích cực xây dựng kế hoạch đầu tư để chuẩn bị các dự án nguồn điện mới.
-
Doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả các Tổng công ty Phát điện - Bài 1: Đáp ứng nhu cầu cung ứng điện
08:28' - 30/06/2019
Các Tổng công ty Phát điện 1, 2 và 3 đã phát huy vai trò đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ 4 dự án cao tốc về đích cuối năm 2022
21:00'
Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, tình trạng chậm tiến độ của 3/4 dự án thành phần được yêu cầu về đích năm 2022 chủ yếu do thời tiết và biến động vật liệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giảm lệ phí ra, vào cảng thủy nội địa
20:41'
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh tình trạng chậm, hủy chuyến bay
20:29'
Tình trạng chậm, hủy chuyến có xu hướng tăng cao, sản lượng vận chuyển vượt công suất thiết kế của nhà ga hành khách, đặc biệt tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Lan mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng
19:44'
Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng các dự án đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan sang Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo UBND thành phố Hà Nội: Thông tin nhiều vấn đề “nóng” dư luận quan tâm
19:10'
Ngày 1/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế, xã hội quý II/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy mô kinh tế vùng Tây Nguyên được mở rộng và chuyển dịch đúng định hướng
18:55'
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, kinh tế vùng Tây Nguyên đã đạt được kết quả khá toàn diện, quy mô kinh tế được mở rộng và chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai và Hà Tĩnh có tân Giám đốc công an
17:33'
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án mở rộng Quốc lộ 9 đến cảng Cửa Việt đã chậm tiến độ 1,5 tháng
16:21'
Dự án dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 đã được khởi công từ cuối tháng 3/2022 và phải hoàn thành cuối năm nay nhưng sản lượng mới đạt 2%.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào sẽ giúp thị trường hàng hóa tăng trưởng tốt hơn trong tương lai?
15:14'
Sau 4 năm được Bộ Công Thương cho phép liên thông giao dịch với thị trường thế giới, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã ghi nhận những bước phát triển ổn định và tăng trưởng tốt.