Luồng gió mới để quan hệ thương mại Việt Nam và Bangladesh vươn xa
Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/2/1973, Việt Nam- Bangladesh luôn duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp và có nhiều bước phát triển quan trọng cả về chính trị và kinh tế. Với nhiều tiềm năng hợp tác rộng mở trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, dệt phẩm, điện tử..., Việt Nam và Bangladesh sẽ phấn đấu đưa thương mại hai nước đạt trên 1 tỷ USD.
Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Bangladesh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 4 đến 6/3 được nhân dân hai nước kỳ vọng như luồng gió mới đưa kim ngạch thương mại hai nước vươn xa hơn trong tương lai.
*Bạn hàng tiềm năngThống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bangladesh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều qua các năm.Nếu như năm 2002, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Bangladesh chỉ ở mức14 triệu USD thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên 388,1 triệu USD và đạt hơn 900 triệu USD trong năm 2017. Đáng lưu ý, trong cán cân thương mại song phương, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu sang Bangladesh.Theo các chuyên gia thương mại, Bangladesh là quốc gia với dân số lớn và có sức tiêu thụ mạnh đối với nhiều loại hàng hóa. Trong thực tế, Việt Nam và Bangladesh có một số điểm tương đồng trong cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, giữa hai nước vẫn còn nhiều lĩnh vực ngành hàng có thể trao đổi bổ sung cho nhau, từ hàng hoá phục vụ sản xuất tới hàng tiêu dùng dân sinh.Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Bangladesh cũng chính là những mặt hàng mà nước này có nhu cầu nhập khẩu lớn do trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu như gạo, xi măng, clanhke, mặt hàng xơ, sợi dệt các loại, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng…Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu của Bangladesh các loại nguyên phụ liệu dệt may, da và giày, tân dược, hóa chất, vừng, hàng hải sản, sợi các loại. Đặc biệt, tháng 5/2017 vừa qua, hai bên đã ký Bản ghi nhớ về thương mại gạo năm 2011 và gia hạn hiệu lực lần thứ hai đến hết năm 2022.Tính đến hết tháng 12/2017, Bangladesh đã có 4 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 615 nghìn USD, đứng thứ 99/125 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.Cùng đó, Việt Nam cũng có 1 dự án đầu tư sang Bangladesh với tổng vốn 27,9 nghìn USD, Bangladesh đứng thứ 68/72 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đã đầu tư.Bangladesh cam kết ưu tiên ở mức cao nhất và mong doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển điện, công nghệ thông tin, sản xuất giày dép, xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng cây cảnh, sản xuất giống cây, trồng rau quả. Mặt khác, Bangladesh cũng đang tìm hiểu về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trai cấy ngọc cả nước mặn và nước ngọt.Ông Syed Mustafizur Rahman, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh (BVCCI) khẳng định: Hiện quan hệ thương mại của Việt Nam và Bangladesh đang có bước phát triển mạnh mẽ và nhiều điểm tương đồng để hợp tác lâu dài.Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm sang thị trường Bangladesh như gạo, sản phẩm điện tử…Ngược lại, Bangladesh khẳng định bên cạnh dược phẩm, thủy hải sản thì nước này còn rất nhiều sản phẩm khác mà Việt Nam đang có nhu cầu nhưng chưa tận dụng hết được nên đây vẫn là tiềm năng lớn để doanh nghiệp hai bên khai thác.Vì vậy, Bangladesh sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có nhu cầu hợp tác, đồng thời mong muốn hai bên có nhiều cơ hội trực tiếp gặp gỡ và đối thoại nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.*Tận dụng lợi thếĐể sớm đạt mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch thương mại theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh Trần Văn Khoa nhấn mạnh: Việt Nam và Bangladesh cần tăng cường giao thương, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo... được tổ chức tại mỗi nước.Ngoài ra, Việt Nam và Bangladesh cần mở rộng hơn nữa các lĩnh vực hợp tác mà hai bên có thế mạnh và bên kia có nhu cầu. Đặc biệt, việc trao đổi các đoàn thương mại sẽ mở ra những cơ hội hợp tác kinh doanh mới cho các doanh nghiệp.Riêng với các doanh nghiệp hai nước, cần đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, tránh bị phụ thuộc vào một hay hai sản phẩm xuất khẩu thế mạnh như hiện nay.Còn theo ông Đỗ Hữu Huy-Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết: Những tiềm năng của thị trường Bangladesh như tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nguồn lao động trẻ và rất dồi dào, thị trường với dân số đông… chính là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ cơ hội để mở rộng đầu tư, kinh doanh.Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam, bà Samina Naz chia sẻ: “Đồng hành trong chuyến thăm Bangladesh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một diễn đàn sẽ được tổ chức vào ngày 6/3 với hơn 100 doanh nghiệp của các công ty Việt Nam sẽ tương tác với đại diện các công ty của Bangladesh nhằm tìm hiểu các cơ hội thương mại và đầu tư”.Hiện tại Việt Nam và Bangladesh đang hướng tới hợp tác trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, nuôi trồng ngọc trai, thủy sản và vật nuôi, hợp tác công nghiệp, trao đổi văn hóa và lĩnh vực dược phẩm. Ngoài ra, Bangladesh cũng mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và các thành tựu đạt được trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, ứng phó với thiên tai cũng như các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.Tại buổi tiếp và làm việc với Ngài Qamrul Islam – Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh nhằm trao đổi biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp giữa hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị và truyền thống với Bangladesh.Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thời gian qua Việt Nam và Bangladesh đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao cũng như nhiều đoàn doanh nghiệp sang làm việc, xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư.Cùng đó, hai bên cũng đã ký kết nhiều Hiệp định, thỏa thuận, nghị định thư về hợp tác ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư… như: Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ hai nước; Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp giữa Việt Nam-Bangladesh, Thỏa thuận Thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam-Bangladesh…Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, trao đổi thương mại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác và mong muốn của hai bên. Do vậy, Việt Nam và Bangladesh hoàn toàn có thể tăng cường hơn nữa trao đổi thương mại đối với các sản phẩm mà mỗi bên có lợi thế và có thể bổ sung cho nhau.Ngoài trao đổi thương mại, hợp tác công nghiệp giữa hai nước cũng có nhiều triển vọng phát triển, nhất là trong lĩnh vực hợp tác chế tạo máy nông nghiệp tại Bangladesh.Nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh đã thống nhất một số các biện pháp, lĩnh vực mà hai bên có thể cùng hợp tác, phát triển.Cụ thể, Việt Nam và Bangladesh cần tăng cường và tích cực phối hợp, cung cấp thông tin, tham vấn giữa các cơ quan liên quan; trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là đoàn doanh nghiệp tham dự các Hội chợ, triển lãm được tổ chức tại mỗi nước.Ngoài ra, Việt Nam và Bangladesh sẽ sớm thống nhất thời gian tổ chức Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 3 và Kỳ họp Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp lần thứ 2 để rà soát, đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác cho từng lĩnh vực.Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Tới đây Việt Nam và Bangladesh cần đẩy mạnh, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực có thế mạnh như hóa chất, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, nông thổ sản…. Đặc biệt, với đặc thù là hai đất nước nông nghiệp nên có thể trao đổi các kinh nghiệm trong sản xuất nhất là nông nghiệp công nghệ cao để góp phần tăng giá trị sản phẩm của hai nước trên thị trường quốc tế”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bangladesh đặt mục tiêu kim ngạch thương mại 1 tỷ USD
06:30' - 03/03/2018
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Bangladesh đang từng bước được tăng cường trên nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Bangladesh
09:15' - 02/03/2018
Nhận lời mời của Tổng thống Bangladesh Mohammad Abdul Hamid, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Bangladesh từ ngày 4-6/3/2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Bangladesh
18:31' - 31/10/2017
Chiều 31/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Bangladesh bà Samina Naz tại Trụ sở Chính phủ nhân dịp Bà Đại sứ tới nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.