Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam liên tục tăng
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại 3 thành phố Sapporo, Kanagawa và Tokyo (Nhật Bản) sẽ diễn ra từ ngày 6-15/9.
Đây là chương trình góp phần hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam đến thị trường khách quốc tế lớn thứ 3 của nước ta, đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, thúc đẩy trao đổi khách 2 bên.
Tổng cục Du lịch nhận định: Nhật Bản là một trong những thị trường khách quốc tế quan trọng nhất của du lịch Việt Nam. Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam liên tục tăng, đứng thứ 3 trong các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, Việt Nam đón 826.674 lượt khách Nhật Bản, tăng 3,6% so với năm 2017. Sau 7 tháng của năm 2019, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 12,9%.
Một số điểm du lịch của Việt Nam thu hút khách Nhật Bản là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, cụm các điểm Huế - Đà Nẵng - Hội An, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long…
Các dòng sản phẩm được khách Nhật Bản ưa chuộng là du lịch trải nghiệm văn hóa, di sản thế giới và nghỉ dưỡng biển.
Khách Nhật Bản đến Việt Nam có tốc độ tăng trưởng chưa cao nhưng ổn định, kể cả trong một số năm lượng khách outbound Nhật Bản giảm mạnh như năm 2013, 2014, 2015 thì lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam vẫn tăng trưởng, tốc độ trung bình khoảng 8%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón được 1 triệu khách Nhật Bản.
Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá thu hút khách Nhật Bản.
Trong đó, ngành du lịch nước ta tham gia Hội chợ Du lịch JATA Nhật Bản tổ chức thường niên vào tháng 9 tại Tokyo. Đây được coi là hội chợ lớn nhất thế giới về du lịch do Hiệp hội Du lịch Nhật Bản tổ chức.
Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam cũng tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến ở nhiều thành phố lớn, tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt Nam như áo dài, múa rối nước... vốn đã được công chúng Nhật Bản đón nhận và đánh giá cao.
Để tăng cường thu hút khách Nhật Bản đến Việt Nam trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục triển khai các phân khúc thị trường, trong đó tập trung thu hút khách cao tuổi, khách có khả năng chi trả cao, du lịch học đường...
Về sản phẩm du lịch, ngành đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, di sản và du lịch thành phố với các điểm đến được khách Nhật yêu thích với điều kiện tiếp đón, chất lượng du lịch đảm bảo như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Huế, Phú Quốc...
Mặt khác, ngày càng có nhiều người Việt Nam đi du lịch Nhật Bản. Năm 2018, theo thống kê của Nhật Bản, lượng khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản đạt gần 390.000 lượt. Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản đứng đầu so với các nước.
Dự báo cho thấy lượng khách du lịch Việt Nam tới Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do xu hướng học tập, nhu cầu lao động tại đất nước “mặt trời mọc” tăng lên.../.
- Từ khóa :
- du lịch
- du lịch việt nam
- khách nhật bản
- nhật bản
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Độc đáo du lịch trên kênh và "câu" rác thải nhựa ở Hà Lan
12:57' - 26/07/2019
Trong bối cảnh du lịch thân thiện với môi trường đang bùng nổ trên khắp thế giới, các du thuyền của tập đoàn Plastic Whale (Hà Lan) cũng đang hòa vào hình thức du lịch này.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng không đóng góp tích cực vào tăng trưởng du lịch của Việt Nam
11:14' - 23/07/2019
Hoạt động vận chuyển hàng không ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều hãng hàng không quốc tế và nội địa.
-
Doanh nghiệp
Thừa Thiên - Huế thu hút đầu tư phát triển các dự án du lịch ven biển
15:54' - 21/07/2019
Dự án Khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Cồn Sơn (Thừa Thiên-Huế) có tổng vốn đầu tư 1.010 tỷ đồng, quy mô khoảng 42 ha, khi đi vào hoạt động sẽ đón 1.500 khách lưu trú/ngày và 1.000 khách tham quan/ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị về Lào Cai
15:13' - 20/07/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị với người thân, bạn bè một cách đầy hứng khởi, thay vì chê bai, kể xấu về Lào Cai?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 26/6: Số ca mắc mới COVID-19 giảm 100 ca so với ngày trước đó
19:05'
Tính từ 16h ngày 25/6 đến 16h ngày 26/6, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 557 ca nhiễm mới trong nước, giảm 100 ca so với ngày trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Miss Grand International 2023
16:40'
Việt Nam sẽ là quốc gia đăng cai tổ chức Miss Grand International 2023 (Hoa hậu Hoà bình quốc tế 2023).
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy xe khách 45 chỗ tại Đại lộ Thăng Long (Hà Nội)
16:39'
Chiều 26/6, một xe chở khách 45 chỗ ngồi đã bốc cháy trên tại Đại lộ Thăng Long hướng từ nội đô đi Ba Vì thuộc địa phận huyện Hoài Đức (Hà Nội).
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 26/6
16:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật ngày 26 tháng 6 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 26/6
15:30'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 26 tháng 6 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/6
15:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 26 tháng 6 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Bài cuối – Kiến nghị hoàn thiện chính sách
13:45'
Trên cơ sở rà soát đánh giá việc thực hiện chế độ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, chuyên gia về an toàn vệ sinh lao động đã đưa ra các kiến nghị đề xuất để thực hiện tốt hơn các chế độ cho người lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Bài 2 – Những điểm chưa khả thi
13:37'
Việc thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN còn có bất cập như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hay việc tính toán, giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN dựa theo tần suất TNLĐ của từng doanh nghiệp, đơn vị...
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Bài 1 - Linh hoạt điều chỉnh
13:32'
Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được điều chỉnh linh hoạt qua các thời kỳ, phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo điều kiện tối đa cho người sử dung lao động, người lao động.