Lượng khí thải carbon của Australia tăng lên mức cao nhất vào năm 2020
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một nghiên cứu mới của Trường đại học Quốc gia Australia (ANU) cảnh báo Australia có nguy cơ đối mặt với tình trạng khí thải carbon tiếp tục gia tăng vượt “đỉnh” nếu các đề xuất về năng lượng tái tạo tiếp tục bị đình trệ và thiếu hụt đầu tư cho hệ thống truyền tải và lưu trữ năng lượng.
Trong nghiên cứu công bố ngày 24/10, các nhà khoa học của ANU cho rằng các trang trại gió và năng lượng Mặt trời là giải pháp hữu hiệu nhất để làm giảm lượng khí thải carbon trong khí quyển.
Dòng năng lượng mới này có thể sẽ sớm cạnh tranh trực tiếp với các nhà máy điện than tại Australia, giúp làm giảm 4% lượng khí thải carbon kể từ năm 2022.
Bên cạnh đó, việc tiếp tục xây dựng các trang trại năng lượng Mặt trời và gió cũng hỗ trợ Australia trong việc đạt được các cam kết của mình theo Thỏa thuận Paris mà không cần phải sử dụng các khoản tín dụng Kyoto gây tranh cãi.
Đồng tác giả của bản báo cáo, Giáo sư Andrew Blakers nói rằng năng lượng Mặt trời và năng lượng gió cung cấp một phương thức giảm thiểu khí thải với mức chi phí thấp nhất.
Tuy nhiên, việc chậm đầu tư vào hệ thống truyền tải và lưu trữ là những khó khăn hiện hữu mà ngành năng lượng tái tạo Australia đang phải đối mặt.
Báo cáo kêu gọi Chính phủ Australia hỗ trợ để tăng cường phát triển các hệ thống đồng bộ, đảm bảo nguồn điện từ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn có thể được hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Theo Giáo sư Blakers, các đường dây điện hiện có của Australia hầu hết được xây dựng để phục vụ các nhà máy nhiệt điện vận hành bằng than đá.
Hiện sự kết nối cho hệ thống năng lượng tái tạo chưa đủ để đưa điện từ các trang trại gió và Mặt trời tới các khu vực có mức độ ánh sáng Mặt trời và gió thấp.
Trong khi các công ty tư nhân sẵn sàng trả tiền cho các đường truyền mới cần thiết, Giáo sư Blakers cho rằng Chính phủ Australia cần cải cách các quy tắc và quy trình phê duyệt "lỗi thời" được thiết lập để giám sát một ngành công nghiệp nhiệt điện thống trị.
Đánh giá về báo cáo nói trên, Bộ trưởng Năng lượng và Giảm khí phát thải Angus Taylor thừa nhận Australiag cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc lưu trữ và truyền tải.
Ông cho biết chính phủ đã đầu tư 1,42 tỷ AUD (96,5 triệu USD) vào việc mở rộng chương trình năng lượng tái tạo Snowy Hydro và hỗ trợ phát triển hệ thống kết nối Eo biển Bass thứ hai để đưa điện sản xuất từ nhà máy thủy điện tại bang ngoài khơi Tasmania vào đất liền.
Tuy nhiên, ông Taylor cho rằng năng lượng tái tạo thường thiếu sự ổn định khi gió yếu và Mặt trời không đủ độ sáng.
Việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng truyền tải và lưu trữ thường có chi phí rất lớn, trong khi hiệu quả không đảm bảo./.
- Từ khóa :
- Australia
- khí thải carbon
- ô nhiễm
- năng lượng tái tạo
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
BP tiết lộ tham vọng thu hồi khí CO2 trong sản xuất ở Australia
10:19' - 19/10/2019
Nếu việc thí nghiệm thành công, phương pháp này sẽ được nhân rộng ra toàn bộ trên các cơ sở hoạt động của BP tại Australia.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu rượu vang đóng góp lớn cho nền kinh tế Australia
10:04' - 19/10/2019
Ngành công nghiệp rượu vang Australia đã tăng trưởng đáng kể, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,9 tỷ AUD (tương đương 1,97 tỷ USD) giai đoạn 2018 – 2019, cao hơn 1,5 lần so với giai đoạn 10 năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Deloitte: Australia hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
11:46' - 14/10/2019
Theo Deloitte, Australia là quốc gia hưởng lợi rất lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, bất chấp tăng trưởng đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.