Mã độc tống tiền vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp
Thậm chí, các chuyên gia an ninh mạng còn dự đoán, trong nửa cuối năm 2017, mã độc tống tiền vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thiệt hại nặng nề
Sau vụ tấn công bởi mã độc tống tiền WannaCry (vào tháng 5-2017), cách đây khoảng 2 tuần, vào ngày 27-6-2017 một vụ tấn công mạng mới đòi tiền chuộc với quy mô lớn lại xảy ra trên phạm vi toàn cầu.
Mã độc tống tiền này mang tên Petya, có tác hại tương tự mã độc WannaCry, lại tái xuất dưới phiên bản mới là "Petrwrap" và tấn công nhiều hệ thống máy tính trên toàn cầu, với những thiệt hại ban đầu được ghi nhận tại các nước: Ukraine, Nga, Anh, Ba Lan, Italy, Đức, Pháp, Mỹ, Ấn Độ...
Cơ quan công nghệ thông tin của Chính phủ Thụy Sĩ cho biết, nhiều dấu hiệu cho thấy mã độc Petya một lần nữa lại bị tán phát, tấn công vào lỗ hổng dịch vụ SMB trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.
Có thể thấy, thiệt hại do mã độc tống tiền này gây ra là quá lớn. Chỉ tại một quốc gia là Ukraine, cảnh sát nước này đã ghi nhận tổng cộng 2.108 báo cáo về các vụ tấn công mạng trên toàn quốc trong nửa cuối tháng 6-2017. Trong khi đó, trên quy mô một công ty, số tiền đã là cả trăm triệu USD.
Reckitt Benckiser (Anh) và Mondelez International (Mỹ), hai công ty sản xuất hàng tiêu dùng thuộc hàng lớn nhất thế giới, thông báo vụ tấn công mạng toàn cầu của mã độc Petya cuối tháng 6-2017 đã gây thiệt hại lên tới 110 triệu bảng (tương đương 142,6 triệu USD)…
Không chỉ đánh vào kinh tế, dịch vụ công, tin tặc còn nhắm tới phá hủy hệ thống chính trị của nhiều nước. Mới đây, Giám đốc Cơ quan An ninh truyền thông Canada (CSE) Greta Bossenmaier cảnh báo nguy cơ gia tăng tấn công mạng nhằm vào các cuộc bầu cử trên thế giới.
Theo ông, các vụ tấn công này có mục tiêu rất rộng, từ các chính đảng, chính trị gia đến các cá nhân, phương tiện truyền thông và phương tiện xã hội nhằm thao túng và gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Sau khi ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng máy tính trên toàn thế giới, mã độc tống tiền (ransomware) còn tìm đường tấn công smartphone, với hệ điều hành bị tấn công đầu tiên là Android.
Theo hãng bảo mật Trend Micro, mã độc tống tiến vừa được phát hiện này là LeakerLocker, đang gây ảnh hưởng lớn đến người dùng Android nếu họ tải các ứng dụng cụ thể từ Google Play Store.
Với hình thức tấn công này, LeakerLocker hướng đến những đối tượng người dùng coi trọng thông tin cá nhân của mình, vì vậy họ sẵn sàng trả phí cho hacker để bảo vệ mình.
Qua đây có thể thấy, tấn công mạng đang ngày càng phổ biến, bởi đây là cả một “kho báu” đối với tin tặc toàn cầu. Các chuyên gia ước tính mỗi năm, nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 445 tỷ USD do tin tặc.
Giá trị từ các hoạt động tội phạm mạng đã vượt qua nhiều hình thức phi pháp phổ biến khác, bao gồm cả buôn bán ma túy. Tội phạm mạng đã trở thành một "ngành công nghiệp toàn cầu" nở rộ, gây tổn hại đến nhiều quốc gia và doanh nghiệp.
Tại các nước phát triển, từ 60-80% người trưởng thành có sở hữu một chiếc máy tính và hầu hết mọi tổ chức, doanh nghiệp đều lưu trữ dữ liệu qua các hệ thống điện tử. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển chóng mặt của tội phạm mạng, chỉ trong một thập kỷ trở lại đây.
Tiếp tục diễn biến phức tạp
Trước sự hoành hành lan rộng của các tin tặc, trong thông tin mới công bố, công ty An ninh an toàn thông tin CMC InfoSec đã nhấn mạnh đến xu hướng của mã độc trên toàn cầu.
CMC InfoSec cho biết, theo đúng dự đoán của quốc tế từ đầu năm 2017, các loại mã độc khai thác hệ điều hành Linux để tấn công vào các thiết bị IoT đang ngày càng tăng mạnh; dựa vào phân bổ của các mạng botnet cho thấy mã độc đang nhắm vào các thiết bị IoT, nơi mà châu Á vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất.


Viện dẫn số liệu một báo cáo của Gatner cho biết số lượng thiết bị kết nối IoT trên toàn cầu trong năm 2016 là 6,5 tỷ thiết bị, tăng hơn 30% và ước tính đến năm 2020 số lượng thiết bị kết nối không dây hoạt động sẽ vượt quá 30 tỷ thiết bị, CMC InfoSec nhận định rằng: “Rõ ràng, chỉ cần chiếm được một phần nhỏ trong số thiết bị đó cũng đủ để cho tội phạm mạng gây ra những vụ tấn công kinh điển nhất từ trước tới giờ cũng như thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ”.
Bên cạnh đó, chuyên gia CMC InfoSec nhấn mạnh, mã độc trên Android cũng có xu hướng ngày càng phức tạp hơn, cụ thể là hiện tại đang xuất hiện rất nhiều các ứng dụng có gắn mã độc được tìm thấy trên Google Store, tức đã vượt qua cơ chế kiểm duyệt của Google.
Đặc biệt, khẳng định mã độc tống tiền (ransomware) là loại mã độc của năm, chuyên gia CMC InfoSec đã đưa ra dự báo thời gian tới, ransomware sẽ không chỉ đơn thuần được sử dụng với mục đích tấn công trên diện rộng và đòi tiền chuộc.
Kẻ tấn công sẽ sử dụng ransomeware không chỉ để tống tiền (như WannaCry), phá hoại hoàn toàn dữ liệu (như NotPetya), mà còn với mục đích là để đánh lạc hướng, che giấu đằng sau các cuộc tấn công có chủ đích.
Thông thường các tổ chức doanh nghiệp chỉ nghĩ mã độc tống tiền sẽ mã hóa dữ liệu và trả tiền chuộc là xong mà quên mất việc phải rà soát, củng cố lại toàn bộ hệ thống sau đó.
Nhận định về xu hướng tấn công mạng thời gian tới, CMC InfoSec cho rằng, xu hướng tấn công vào nhóm nạn nhân tài chính-ngân hàng có sự tăng về số lượng và cả tăng sự phức tạp của kĩ thuật tấn công nhiều nhất.
Có thể thấy các kĩ thuật tấn công vào nhóm ngân hàng tài chính vào thời điểm hiện tại (2017) cũng có sự phức tạp gần giống như những vụ tấn công từ chính phủ.
Bên cạnh đó, các hình thức tấn công lừa đảo qua email (email phishing) ngày càng tinh vi và khó bị phát hiện hơn bao gồm cả những kĩ thuật vượt qua cơ chế xác thực 2 yếu tố (ví dụ như khai thác các lỗ hổng của hệ thống OAuth) hoặc các hình thức lừa đảo người dùng sử dụng các ứng dụng lừa đảo do chính kẻ tấn công tạo nên trên Google App rồi các ứng dụng đó sẽ có quyền truy cập vào nội dung email của nạn nhân mà không phải qua xác thực.
Không thể ngồi chờ tin tặc
Trước những diễn biến phức tạp của các vụ tấn công mạng, nhiều quốc gia đã ý thức rõ mối nguy hiểm từ lỗ hổng an ninh mạng.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere mới đây khẳng định chính phủ vẫn đang phối hợp chặt chẽ với toàn ngành công nghiệp để có thể bảo vệ hiệu quả các công ty, doanh nghiệp của nước này, đặc biệt đối với những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm sản xuất vũ khí, không gian vũ trụ, sản xuất ô tô, cũng như các viện nghiên cứu.
Trên bình diện một tổ chức lớn, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, NATO đang tăng cường nguồn lực với chủ trương bảo vệ tối đa an ninh mạng. NATO thậm chí đã quyết định coi không gian mạng là một lĩnh vực hành động chung.
Vì mục đích này, NATO đang định nghĩa không gian mạng như một phạm trù thuộc lĩnh vực quân sự, có nghĩa NATO sẽ có các hành động quân sự cả trên mặt đất, trên không, trên biển và trong không gian mạng.
Cộng đồng quốc tế và nhiều nước cũng đang cân nhắc các biện pháp tăng cường an ninh, sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa đến từ không gian mạng. Các nước có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phát triển đã bắt đầu coi an ninh mạng là một bộ phận của tổng thể chiến lược quốc phòng chung.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố, hệ thống cơ sở hạ tầng mạng của Mỹ là "tài sản chiến lược cấp quốc gia". EU cũng như Anh, Nga đều có các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực an ninh mạng.
Tại châu Á, nhiều nước như: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc cũng đã tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn cho những công nghệ hàng đầu của mình trước các hoạt động tình báo công nghiệp.
Ngoài ra, nhận thức về mức độ nghiêm trọng của mã độc tống tiền đang gia tăng và để chống lại bối cảnh này, đến nay đã có hơn 100.000 tổ chức, doanh nghiệp đã tải về công cụ chống mã độc Kaspersky Anti-Ransomware Tool trong 12 tháng qua. Kaspersky Anti-Ransomware Tool for Business, được hãng bảo mật từ Nga giới thiệu.
Đây là một phiên bản mới của nhằm cung cấp công cụ miễn phí cho doanh nghiệp phòng chống ransomware. Công cụ này giúp các công ty hiện không sử dụng các giải pháp của Kaspersky Lab có thể thử các công nghệ chống ransomware tiên tiến mà không tốn chi phí tài chính.
Công cụ bao gồm thành phần System Watcher, phát hiện các hoạt động ransomware đáng ngờ, tạo ra một bản sao lưu tạm thời các tệp tin bị tấn công và khoanh vùng nhưng thay đổi độc hại, để hệ thống không bị ảnh hưởng./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Cuộc tấn công mạng của các mã độc: Phần nổi của tảng băng chìm chiến tranh mạng
10:27' - 08/07/2017
Phó Giám đốc VNCERT Nguyễn Khắc Lịch cảnh báo: Tin tặc không chỉ đơn thuần lấy cắp thông tin cá nhân mà còn phá hủy thông tin, lợi dụng thông tin để tấn công về kinh tế, chính trị …
-
Kinh tế Thế giới
Tấn công mạng toàn cầu: Mã độc Petya gây thiệt hại lớn hơn cả mã độc WannaCry
08:45' - 07/07/2017
Vụ tấn công mạng toàn cầu của mã độc Petya vào tháng trước đã gây thiệt hại lớn về mặt doanh thu, thậm chí còn lớn hơn so với tác động tài chính mà mã độc WannaCry gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Tấn công mạng toàn cầu: Mã độc mới vẫn hoành hành
22:30' - 30/06/2017
Nhiều chuyên gia đánh giá việc tìm ra giải pháp cho cuộc tấn công mạng lần này có thể sẽ kéo dài lâu hơn so với vụ "Wannacry".
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cách xử lý mã độc Petya
14:35' - 30/06/2017
Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT vừa chính thức có công văn cảnh báo về biến thể mới của mã độc tống tiền Ransomware (mã độc Petya).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11'
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.