“Mảnh ghép” còn thiếu trong triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19
Theo bài viết, niềm tin sẽ là chìa khóa đối với sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 và sự suy thoái. Tuy vậy, trong 10 năm qua, lòng tin của người dân vào các chính phủ, các tổ chức công và tư đã giảm sút mạnh ở nhiều nền kinh tế phát triển.
Điển hình là trong các thời kỳ bất ổn sâu, giá vàng đã tăng chóng mặt trong những tháng gần đây.
Lòng tin đang xuống "đáy" hiện nay không có gì là đáng ngạc nhiên. Cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ lan rộng toàn cầu và chưa từng có về nhiều mặt, mà còn rất mơ hồ.Trong khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng leo thang và gây ra một sự sụp đổ trong nền kinh tế thực, các thị trường tài chính đã bùng nổ.
Cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đại dịch COVID-19 đã làm suy yếu rõ rệt niềm tin của công chúng vào chuyên môn. Các thuyết âm mưu và luận điệu chính trị bác bỏ khoa học đã trở nên phổ biến.Nếu công chúng đã không còn tin tưởng vào các khuyến nghị của các nhà khoa học và các chuyên gia tài chính thì cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài.
Niềm tin có thể chiếm ưu thế, nhưng chỉ khi chúng ta bắt đầu hướng tới một mô hình và thể chế kinh tế mới.
Và điều đó đồng nghĩa là giải quyết sự hoài nghi ngày càng gia tăng của công chúng đối với các thể chế quan trọng nhất – từ các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính quốc tế tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giới học thuật – chưa tính đến các “đại gia” công nghệ (Big Tech).
Những hoài nghi này hiện không chỉ còn tập trung ở những người theo chủ nghĩa dân túy nữa, mà cả những người sống bên lề xã hội. Tại nước Mỹ, khoảng 30% những người được hỏi tin rằng, virus SARS-CoV-2 được tạo ra từ phòng thí nghiệm và 35% nói rằng họ sẽ từ chối tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách hiện đặt câu hỏi về việc chính sách tài khóa và tiền tệ có thể và nên đi xa như thế nào trong việc bảo trợ nền kinh tế. Kể từ khi được tái khởi động vào hồi tháng Ba, chương trình nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mua các tài sản với tốc độ khoảng 2 tỷ USD/giờ.Những tác động của một chính sách như vậy là gì? Liệu Phố Wall có thể tăng cao bao lâu nữa trong khi Phố Chính (Main Street - chỉ các doanh nghiệp nhỏ, độc lập tại Mỹ) đang rơi tự do?
Chưa bao giờ tiền lại có sẵn cho nhiều người một cách nhanh chóng như vậy. Trong khoảng thời gian chỉ vài tháng, mức độ chi của nước Mỹ đã vượt xa cuộc khủng hoảng hồi năm 2008.Việc huy động các nguồn lực tài chính (cả số lượng và chất lượng) trên một quy mô chưa từng có đã chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối của tài chính trong việc bảo vệ hoặc định hướng lại toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, với việc mất sự kết nối ngày càng tăng giữa Phố Wall và Phố Chính, nó có thể dẫn đến các thách thức về chính trị.
Song điều này chỉ có thể kéo dài chừng nào vẫn còn lòng tin vừa đủ vào hệ thống. Nếu như lòng tin của công chúng vào các ngân hàng trung ương đột nhiên “bốc hơi”, hệ thống tài chính sẽ sụp đổ.Và nếu như có đủ số người từ chối tiếp tục bỏ qua việc làm giàu nhanh chóng của một số ít cá nhân trong khi rất nhiều người khác đang bị bần cùng hóa, thì nền dân chủ tự do sẽ gặp nguy hiểm.
Các cảnh báo tương tự có thể được đưa ra đối với ngành khoa học. Chưa bao giờ kể cả trong giai đoạn trước khi đại dịch bùng phát, việc nghiên cứu và chia sẽ dữ liệu xảy ra với tộc độ nhanh chóng như vậy.Chưa bao giờ nhiều người đến từ nhiều quốc gia lại cùng nhau theo đuổi một mục tiêu tương tự: phát triển một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả. Cuộc vận động cộng đồng này rất thú vị, nhưng cũng đáng lo ngại trong bối cảnh hiện nay.
Trong ngắn hạn, sự mất lòng tin ngày càng tăng của của các chuyên gia y tế đe dọa làm giảm hiệu quả của việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.Sự đảo ngược gần đây về việc liệu hydroxychloroquine có nên được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 đã khiến nhiều người trong công chúng ngày càng ít tin tưởng vào các lãnh đạo của họ.
Và các báo cáo rằng, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã can thiệp vào công việc của các cơ quan y tế công cộng đã làm cho những nghi ngờ đó ngày càng tăng trong một số trường hợp.
Ở cấp độ toàn cầu, cũng có những câu hỏi đặt ra là liệu vắc-xin có được phân phối một cách công bằng và theo nhu cầu chính đáng hay không? Và trong bối cảnh rộng lớn hơn về suy giảm lòng tin vào chuyên môn, người ta tự hỏi liệu mức độ tài trợ nghiên cứu khoa học và y học hiện tại có được duy trì.Nghiên cứu khoa học và công nghệ là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề, từ biến đổi khí hậu cho đến bất bình đẳng và hiện đang có nhu cầu gia tăng về các thết bị y tế thông minh, các hệ thống học từ xa, các loại kháng sinh và dược phẩm mới để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng trong tương lai.Xét tới những rủi ro, các chính phủ đơn giản không thể để lòng tin của công chúng bị xói mòn thêm. Đối với các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính và khoa học, nhiệm vụ hiện nay là xây dựng các quy tắc mạnh mẽ và minh bạch, nhằm đảm bảo các tiến trình ra quyết sách được rõ ràng và có thể đánh giá được bởi các nhà hoạch định chính sách, truyền thông và công chúng.Mục tiêu chung là phải trao quyền cho mọi người dân và khôi phục lòng tin của họ. Điều này đồng nghĩa là giải thích rõ ràng những mối rủi ro đe dọa, chịu trách nhiệm giải trình và thừa nhận những biện pháp không hiệu quả.
Trong một môi trường truyền thông mà ngày càng có xu hướng thông tin sai lệch, các nhà lãnh đạo trong các lĩnh vực tài chính và khoa học phải chủ động thu hút công chúng.
Nhưng chúng ta cũng không nên tự đánh lừa mình rằng hệ thống chỉ cần được “vá lại”. Việc thiết kế lại toàn bộ hệ thống đang được tiến hành, nhằm đảm bảo rằng các thể chế của chúng ta đang phục vụ lợi ích chung. Lòng tin đang trở nên khan hiếm, dù nhu cầu về loại “hàng hóa” dễ bay hơi này đang lên cao.Không thể phủ nhận rằng việc khôi phục lòng tin không dễ dàng. Nhưng để vượt qua cuộc khủng hoảng ngày nay và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai, chúng ta bắt buộc phải thực hiện điều đó./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Kinh tế Mỹ sẽ chỉ phục hồi khi người dân cảm thấy an toàn về dịch COVID-19
10:04' - 22/09/2020
Fed đã tung ra hàng nghìn tỷ USD và giảm lãi suất cơ bản xuống gần mức 0% để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, đồng thời cho biết họ có thể làm được nhiều hơn nếu cần.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành chế tạo máy bay Pháp lao đao vì COVID-19
05:30' - 22/09/2020
Cùng với ngành may mặc, chế tạo xe hơi, ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Pháp là lĩnh vực bị tác động nghiêm trọng nhất cho dù đang ở trong giai đoạn phát triển bùng nổ.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 "âm ỉ" trên khắp nước Mỹ khi mùa cúm tới
18:28' - 21/09/2020
Khi nước Mỹ đang tiến gần tới mốc đáng buồn - 200.000 ca tử vong do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đại dịch nguy hiểm này không còn chỉ tập trung tại một hay hai "tâm chấn".
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng dịch COVID-19, giải ngân vốn ODA lĩnh vực nông nghiệp bị gián đoạn
17:10' - 21/09/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do tác động đại dịch COVID-19 mà các dự án sử dụng vốn ODA hầu hết bị gián đoạn dẫn đến chậm so với tiến độ đề ra.
-
Thị trường
Các cửa hàng miễn thuế của Hàn Quốc gặp khó khăn do dịch COVID-19
14:59' - 21/09/2020
Các cửa hàng miễn thuế của Hàn Quốc đang thực hiện tăng số ngày đóng cửa tại một số cửa hàng ở những thành phố lớn và cắt giảm hoạt động ở nước ngoài để đối phó với doanh số sụt giảm do dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức nỗ lực ngăn chặn làn sóng phá sản do dịch COVID-19
15:11' - 20/09/2020
Nhằm ngăn chặn làn sóng phá sản doanh nghiệp do dịch COVID-19, Chính phủ Đức sẽ nới lỏng các quy định về phá sản, với điều kiện các công ty bị ảnh hưởng phải xây dựng một mô hình kinh doanh mạnh mẽ.
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân Anh sẽ bị phạt tới 10.000 bảng nếu vi phạm quy định mới về COVID-19
12:02' - 20/09/2020
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 19/9 cho biết người dân ở Anh vi phạm quy định mới yêu cầu họ tự cách ly nếu tiếp xúc với người mắc COVID-19 sẽ phải đối mặt với khoản phạt lên tới 10.000 bảng Anh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động ở các sân bay lớn của Pakistan đã trở lại bình thường
20:07'
Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không Dân dụng (CAA) của Pakistan đã khôi phục hoạt động bay tại nhiều thành phố lớn, sau các vụ tấn công của Ấn Độ nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên đất Pakistan.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Mỹ dự kiến ký thỏa thuận thương mại trong tuần này
18:24'
Thỏa thuận dự kiến bao gồm hạn ngạch thuế quan cho phép ô tô và thép xuất khẩu của Anh không phải chịu toàn bộ mức thuế quan bổ sung 25% ông Trump công bố hồi tháng Hai và tháng Ba.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
16:32'
Ngày 7/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động M&A thấp nhất trong 20 năm
15:22'
Số lượng hợp đồng M&A trên toàn thế giới trong tháng 4/2025 chỉ đạt 2.330 thương vụ, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2005 và cũng thấp hơn 34% so với mức trung bình hàng tháng lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu
15:03'
Tại chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này
14:46'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
EU: Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ mở rộng thuế nhập khẩu
12:55'
Theo trưởng đoàn đàm phán thương mại EU, Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ thuế nhập khẩu nếu các cuộc điều tra mới của Nhà Trắng về một số mặt hàng như dược phẩm sẽ dẫn đến việc áp thêm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Lập trường của Trung Quốc trước thềm đối thoại kinh tế cấp cao với Mỹ
12:46'
Ngày 7/5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra bình luận quan trọng, làm rõ lập trường của Bắc Kinh trước thềm cuộc đối thoại kinh tế và thương mại cấp cao sắp tới với phía Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất miễn thuế có điều kiện với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm từ Mỹ
11:01'
Ấn Độ đã đề xuất miễn thuế hoàn toàn với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm trên cơ sở có đi có lại, áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.