Malaysia giới hạn lĩnh vực làm việc đối với lao động nước ngoài
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Thứ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Malaysia Awang Solahudin thông báo chính phủ nước này chỉ cho phép lao động nước ngoài làm việc trong ngành xây dựng, nông nghiệp và trồng cọ.
Phát biểu trong phiên họp quốc hội sáng 29/7, Thứ trưởng Wang Solahudin cho biết quyết định này nhằm đảm bảo người dân quốc gia Hồi giáo này có việc làm sau khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, trong đó có lệnh giới hạn đi lại (MCO).
Ông khẳng định bộ này ưu tiên việc làm cho lao động là người bản địa trong các lĩnh vực khác và đây là một phần trong các chính sách giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài của quốc gia Đông Nam Á này. Hiện tại, lao động nước ngoài được phép làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Malaysia.
Thứ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Malaysia Awang Solahudin cho hay, lao động nước ngoài được tuyển dụng cho các công việc có đặc điểm chung là bẩn, nguy hiểm và khó khăn (3D) cũng như các công việc có mức lương thấp mà lao động địa phương từ chối làm.Theo ông, nhiều người Malaysia cho rằng tiền lương cho các công việc 3D tại nước này không xứng với thời gian, công sức họ bỏ ra, nhưng họ lại chấp nhận những công việc tương tự ở Singapore do mức lương cao hơn.
Trong những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Malaysia có dấu hiệu diễn biến phức tạp khi cơ quan chức năng nước này phát hiện thêm nhiều ổ dịch mới và tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng hiện vẫn ở mức cao. Ngày 28/7, Malaysia phát hiện 39 ca mắc mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 28 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 đến nay lên 8.952 ca, trong đó có 124 ca tử vong. Cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết nước này sẽ cân nhắc phương án gia hạn giấy phép lưu trú cho lao động nước ngoài tại đây để giảm bớt tình trạng thiếu lao động trong ngành nông nghiệp và các ngành khác trong đại dịch COVID-19. Phát biểu trong cuộc họp chính phủ về COVID-19, Thủ tướng Chung Sye-kyun nêu rõ chính phủ sẽ thúc đẩy các biện pháp gia hạn giấy phép lưu trú cho lao động nước ngoài và tạm thời cho phép họ làm việc trong các làng nông nghiệp.... Theo Thủ tướng Chung Sye-kyun, tình trạng thiếu lao động tại các làng nông nghiệp là một trong những lý do dẫn tới quyết định trên. Thủ tướng Hàn Quốc lưu ý, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, các khu vực canh tác ở Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng trước mùa thu hoạch sắp tới. Nhiều lao động nước ngoài hiện không thể trở về nước, mặc dù giấy phép lưu trú đã hết hạn, do tình trạng phong tỏa và các đường bay quốc tế tạm đóng cửa. Nếu giấy phép ở lại của những lao động này được gia hạn, họ có thể làm những công việc thời vụ hoặc làm việc trong các trang trại./.- Từ khóa :
- malaysia
- lao động nước ngoài
- hàn quốc
- hạn chế lao động
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Campuchia tạm thời đình chỉ đường bay từ Indonesia và Malaysia
13:19' - 26/07/2020
Campuchia đã tạm thời đình chỉ các chuyến bay từ Indonesia và Malaysia từ ngày 1/8 cho đến khi tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại 2 quốc gia kể trên giảm bớt.
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Malaysia truy thu cựu Thủ tướng Najib Razak gần 400 triệu USD tiền thuế
17:16' - 22/07/2020
Ngày 22/7, tòa án Malaysia đã yêu cầu cựu Thủ tướng Najib Razak nộp số tiền thuế 1,69 tỷ ringgit (tương đương 397,41 triệu USD) mà ông đã không nộp trong suốt 7 năm cầm quyền.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Singapore dự kiến ký thỏa thuận đường sắt vào cuối tháng 7/2020
22:09' - 21/07/2020
Dự án xây dựng đường sắt trọng tải nhẹ trị giá 880 triệu USD nối liền bang Johor phía Nam Malaysia với nước láng giềng Singapore sẽ được khởi công vào năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.