Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?

14:08' - 17/01/2022
BNEWS Ngày 23 tháng chạp hàng năm như thường lệ mọi gia đình đều làm mâm cơm tiễn ông Công, ông Táo về trời, vậy mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Quan niệm dân gian cho rằng mâm cúng ông Công ông Táo là lễ tiễn các vị quan cai quản đất đai và bếp núc lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu của gia chủ. Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.

Về lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo công truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Màu sắc mũ, áo của ông Công, ông Táo sẽ thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.

Mâm cỗ

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm:

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 con cá chép rán hoặc cá chép sống

1 bát canh mọc hoặc canh măng

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng (Gợi ý: Cách đồ xôi gấc truyền thống, Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện)

1 đĩa chè kho

1 đĩa hoa quả

1 ấm trà sen

3 chén rượu

1 quả bưởi

1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ

1 lọ hoa cúc

1 tập giấy tiền, vàng mã

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục