Mất ngủ hậu COVID-19, có nên dùng thuốc để điều trị?
Nguyên nhân gây mất ngủ hậu COVID-19
Việc phục hồi sau COVID-19 vẫn để lại các triệu chứng kéo dài cho bệnh nhân như: Khó thở, ho, tim đập nhanh, đau nhức khớp, mệt mỏi, yếu sức, mất mùi, khó ngủ, mau quên…Trong đó, nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ hậu COVID.
Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ hậu COVID-19 do có cảm giác lo lắng, cô đơn, thậm chí trầm cảm. Đặc biệt với những người mất đi người thân hoặc người thân sau khi khỏi COVID-19 lại gặp di chứng nặng gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.
Bên cạnh đó là nỗi sợ hãi vì tác động của bệnh, lo lắng về tương lai, khó khăn kinh tế… khiến nhiều người gặp stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân…
Mất ngủ hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Hậu COVID-19, sức khỏe người bệnh giảm sút, có thể gặp các vấn đề bất ổn tại nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ.
Nhiều bệnh nhân có cảm giác lo lắng, trầm cảm sau khi khỏi COVID-19. Nỗi sợ hãi vì bệnh, lo lắng vì khó khăn kinh tế làm tăng thêm stress, dẫn đến mất ngủ.
Người sau khi khỏi bệnh nếu gặp di chứng có thể cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ trong đó có mất ngủ. Nếu dùng thuốc ngủ nhiều có thể gây nghiện thuốc dẫn đến mất ngủ trầm trọng thêm.
Cần làm gì để giảm mất ngủ hậu COVID-19
Chữa mất ngủ bằng liệu pháp nhận thức - hành vi
Có thể thực hiện liệu pháp nhận thức - hành vi để trị mất ngủ hậu COVID-19. Đây là một liệu pháp tâm lý, giúp chúng ta thay đổi nhận thức, thói quen, suy nghĩ và hành vi liên quan đến giấc ngủ, với mục tiêu là có một giấc ngủ khỏe mạnh. Một thành phần cơ bản trong liệu pháp này là vệ sinh giấc ngủ, bao gồm các lời khuyên sau:
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm, gối thoải mái.
- Có thể nghe "tiếng ồn trắng" (white noise) hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ ngủ.
- Tránh uống trà, café trong vòng 6-8 giờ trước giờ ngủ.
- Tránh hút thuốc trước giờ ngủ.
- Tránh uống rượu bia trước giờ ngủ, vì bạn sẽ bị thức giấc nhiều lần trong đêm (đôi khi không tự nhận ra được), và rượu/bia chỉ "hạ gục" bạn chứ không mang lại giấc ngủ tự nhiên.
- Uống ít nước trước khi ngủ, để không bị đánh thức vì tiểu đêm.
- Tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ.
- Tránh xem điện thoại, tivi, laptop… trong vòng 1 giờ trước khi ngủ.
- Thức dậy cùng 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là cuối tuần. Thói quen này sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học.
- Tránh ngủ trưa quá nhiều (20-30 phút là đủ). Không nên ngủ bù cho dù đêm trước mất ngủ, vì ngủ bù nhiều vào ban ngày, chắc hẳn đêm hôm sau bạn sẽ lại mất ngủ.
- Giường chỉ dành cho việc ngủ và quan hệ tình dục. Nếu không ngủ được khi nằm trên giường quá 20 phút, nên ra khỏi giường. Sau đó làm việc nhẹ nhàng trong ánh sáng êm dịu (làm việc nhà, nghe nhạc, tập hít thở, thiền, viết ra những suy nghĩ trong đầu, thậm chí có thể viết nguệch ngoạc trong bóng tối mà không cần đọc lại). Tiếp đến, hãy quay lại giường khi thấy buồn ngủ. Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần.
Có thể các cách trên không giúp bạn ngủ ngay, nhưng nếu kiên trì thực hành, bạn sẽ có được giấc ngủ khỏe mạnh lâu dài. Ngoài ra, với bệnh nhân hậu COVID-19, việc duy trì các thói quen này cũng góp phần giúp ổn định tâm lý, giúp người bệnh bớt lo lắng, căng thẳng.
Dùng thuốc chống sau khi khỏi COVID-19, có nên không?
Với những người bị stress, trầm cảm nhẹ gây mất ngủ có thể cần dùng thuốc điều trị. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần sau khi COVID-19 nên dùng vừa phải, tránh để bệnh nhân trở nên nghiện thuốc.
Không ít bệnh nhân sau khi hết COVID-19 đã thường xuyên không ngủ được. Sau khi sử dụng các loại thuốc ngủ thông thường vẫn không đỡ. Cuối cùng họ phải dùng thuốc ngủ nặng là những loại có tác dụng phụ bất lợi, có thể gây nghiện.
Để điều trị mất ngủ hậu COVID-19, có rất nhiều loại thuốc, mỗi loại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung gây buồn ngủ, giảm lo lắng, căng thẳng ở người bệnh trước giờ ngủ.
Có thể dùng một số nhóm thuốc không cần kê toa:
- Thuốc ngủ thảo dược:
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại có thành phần như tim sen, bình vôi, lạc tiên… Có thể sử dụng các loại thuốc ngủ thảo dược này để trị mất ngủ hậu COVID-19. Các loại này thường ít tác dụng phụ.
- Melatonin:
Đây là hormone của giấc ngủ. Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19 có kèm theo rối loạn nhịp sinh học (ngủ dậy quá muộn, quá sớm, lệch múi giờ…). Thuốc có tác dụng tốt nếu bạn có thói quen ngủ quá trễ và cần điều chỉnh giờ đi ngủ sớm hơn.
Lưu ý, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Đau đầu, khó chịu ở dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng này rất ít, không đáng kể.
- Thuốc kháng histamine:
Đây là thuốc chống dị ứng, thường dùng để điều trị dị ứng, có tác dụng phụ là gây ngủ. Thuốc này phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ gây khô miệng, chóng mặt…
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý:
- Để điều trị mất ngủ hậu COVID-19 cần kết hợp điều trị triệu chứng hậu COVID-19 khác.
- Mỗi trường hợp mất ngủ hậu COVID-19 lại có cách điều trị khác nhau. Do đó, không được tự ý dùng thuốc. Bởi việc dùng thuốc không đúng bệnh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Không nên tự ý dùng các thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ hậu COVID-19, vì thuốc này có thể gây "lờn thuốc", gây nghiện nếu sử dụng không đúng cách.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Mỹ: Không có mối liên hệ giữa vaccine COVID và các ca tử vong sau tiêm
06:09' - 09/03/2022
Trong nghiên cứu về tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19, các nhà khoa học tại Mỹ đã kết luận không có mối liên hệ nào giữa việc tiêm liều vaccine cơ bản và các ca tử vong sau tiêm phòng..
-
Đời sống
Có nên xông cho trẻ nhỏ khi bị COVID-19?
15:54' - 08/03/2022
Khi mắc COVID-19, người lớn thường sẽ sử dụng phương pháp xông lá để giúp cơ thể thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ mắc COVID-19, người lớn nên thận trọng với cách thức này.
-
Đời sống
Nếu COVID-19 kéo dài không thi được, khối trường công an sẽ tuyển sinh thế nào?
15:31' - 08/03/2022
Năm 2022 là lần đầu tiên các trường khối ngành công an tổ chức thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên đề phòng dịch COVID-19 kéo dài, Bộ Công an đã đưa ra các phương án dự phòng.
-
Đời sống
Khi nào nên đưa trẻ đi khám hậu COVID-19?
15:30' - 08/03/2022
Sau khi khỏi bệnh, nếu trẻ vẫn bị các triệu chứng COVID-19 hoặc xuất hiện các triệu chứng mới thì cần đưa trẻ đi khám.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
13:17'
Bắc Ninh nổi tiếng với các làng nghề truyền thống, cùng với mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương, làng nghề đang phải đối mặt với thách thức về ô nhiễm môi trường.
-
Đời sống
Hàn Quốc có thể hứng chịu nắng nóng kỷ lục trong mùa Hè năm nay
08:00'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cục Khí tượng Hàn Quốc công bố dự báo thời tiết 3 tháng mùa Hè, trong đó cho thấy nhiệt độ mùa Hè năm nay ở Hàn Quốc có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/5
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 25/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội – Côn Đảo hôm nay 25/5: Cập nhật vé giá rẻ mới nhất
20:00' - 24/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội – Côn Đảo và Côn Đảo - Hà Nội ngày 25/5/2025 mới nhất cập nhật từ các hãng hàng không nội địa.
-
Đời sống
Vé máy bay giá rẻ Hà Nội – Đà Nẵng và ngược lại hôm nay 25/5: Chỉ từ 390.000 đồng
20:00' - 24/05/2025
Cập nhật giá vé máy bay chặng Hà Nội – Đà Nẵng và ngược lại ngày 25/5/2025. Nhiều hãng khai thác vé giá rẻ, lịch bay linh hoạt, phù hợp cho nhu cầu du lịch và công tác dịp cuối tháng 5.
-
Đời sống
Cập nhật giá vé bay Hà Nội – TPHCM ngày 25/5: Chặng rẻ nhất từ bao nhiêu?
20:00' - 24/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội đi TPHCM và từ TPHCM đi Hà Nội ngày 25/5/2025 mới nhất cập nhật từ hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air.
-
Đời sống
Tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày với hệ miễn dịch
08:49' - 24/05/2025
Các nhà khoa học vừa khám phá ra cơ chế ánh sáng ban ngày có thể thúc đẩy khả năng của hệ miễn dịch trong việc chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/5
05:00' - 24/05/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 24/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM hôm nay 24/5/2025: Chặng rẻ nhất từ bao nhiêu?
20:00' - 23/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội đi TPHCM và từ TPHCM đi Hà Nội ngày 24/5/2025 mới nhất cập nhật từ hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air.