Mở cửa du lịch đón khách quốc tế đang vướng nhiều rào cản thủ tục
Ngày 3/3, tại Tọa đàm "Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh" do Sở Du lịch Thành phố phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức, Sở đã công bố dự thảo Kế hoạch truyền thông điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh trên các kênh truyền thông trong nước, quốc tế và kênh trực tuyến (online), mạng xã hội năm 2022.
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cùng cộng đồng doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành, hãng hàng không... bàn giải pháp thu hút khách quốc tế đến thành phố thời gian tới.
* Vận động mọi nguồn lực Kế hoạch truyền thông điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh trên các kênh truyền thông trong nước, quốc tế và kênh trực tuyến (online), mạng xã hội năm 2022, hướng đến mục tiêu tăng cường quảng bá du lịch thành phố thông qua điểm đến, vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, sản phẩm, ẩm thực, đặc biệt đẩy mạnh truyền thông thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Vibrant Ho Chi Minh City.Trong đó, kế hoạch này nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh luôn là điểm đến "cởi mở, trẻ trung, sống động, hứng khởi, hướng về tương lai" với du khách trong và ngoài nước.
Ngành Du lịch sẽ thực hiện các chất liệu và công cụ truyền thông như sản xuất TVC (phim quảng bá) du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; phim ngắn (dưới 60 giây) về điểm đến, sản phẩm du lịch; Đại sứ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; quảng bá thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trên các kênh truyền thông quốc tế...
Liên quan đến kế hoạch đón khách du lịch quốc tế, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện chủ trương mở cửa đón khách du lịch quốc tế trong thời gian tới của Chính phủ và chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, ngành Du lịch, đơn vị liên quan đã khẩn trương chuẩn bị, sẵn sàng triển khai nhiều chương trình cụ thể.Điển hình, ngành Du lịch Thành phố đã dự thảo một số giải pháp do Sở, ngành thực hiện; đồng thời có một số giải pháp rất cần sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia.
Thời gian gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều sự kiện, hoạt động đón đầu xu hướng đón khách du lịch quốc tế đến thành phố như Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần 8 năm 2022.
Trước đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp khai thác sản phẩm gắn với đường thủy, gồm: tour tuyến Bạch Đằng đi Củ Chi, Cần Giờ; chương trình du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; hoạt động chèo SUP khu vực Thanh Đa, Bình Thạnh, Quận 7, huyện Cần Giờ...Ngành Du lịch Thành phố đã có dự định khảo sát, nghiên cứu mở tour, tuyến du lịch bằng trực thăng ngắm thành phố từ trên cao, tàu cao tốc đi Côn Đảo...
Thống kê từ tháng 12/2021 đến nay, Thành phố còn mở đa dạng tour, tuyến như: Ngày bình yên trên vùng Đất Thép, huyện Củ Chi; Lắng nghe hơi thở của rừng, huyện Cần Giờ; Thành phố xanh bên sông Sài Gòn, thành phố Thủ Đức; Bình Chánh - Những điều chưa kể; Thanh bình 18 thôn vườn trầu, huyện Hóc Môn; Từ Sài Gòn xưa đến Thành phố Hồ Chí Minh nay...
Hiện nay, địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 34 khách sạn với hơn 6.800 phòng đáp ứng đủ yêu cầu về thí điểm đón khách du lịch quốc tế năm 2022.Bên cạnh đó, Thành phố có khoảng 60 khách sạn 3-5 sao đủ điều kiện và tiêu chuẩn để đón khách du lịch quốc tế; 9 điểm du lịch đáp ứng đủ điều kiện, 6 điểm đang hoàn tất hồ sơ thủ tục để được duyệt đón khách quốc tế.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 5 doanh nghiệp được thí điểm đón khách du lịch quốc tế theo mô hình tour trọn gói là Saigontourist, Vinasun travel, Hải Vân Cát Travel, TSTourist và Blue Sky travel.
* Hướng đến chính sách nhất quán Ở góc độ hiệp hội, bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã rất tích cực vượt khó. Đây là những tín hiệu tích cực để phục hồi, phát triển ngành Du lịch thành phố nói riêng, cả nước nói chung.Về phía Hiệp hội, vấn đề quan tâm hàng đầu là định hướng cộng đồng doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành đảm bảo tiêu chí hàng đầu trong hoạt động du lịch là an toàn.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng không ngừng nỗ lực phối hợp cùng ngành Du lịch tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách giữa các bộ, ngành và nhiều địa phương chưa có sự nhất quán.
Ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo nên sự đột phá về thế mạnh của du lịch địa phương để thu hút khách quốc tế.
Tại tọa đàm, đại diện nhiều doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành cho rằng, đối với mở cửa thu hút du khách quốc tế, vấn đề hàng đầu cần giải quyết là thủ tục xuất nhập cảnh. Cụ thể, vấn đề visa tại Việt Nam đang phải thực hiện với quy trình thủ công và nhiều thủ tục. Chính sách xuất nhập cảnh cần thông thoáng hơn mới có thể tạo được sức cạnh tranh thu hút khách quốc tế với các nước trong khu vực và quốc tế... Theo ông Bùi Thế Duy, Giám đốc điều hành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch Lửa Việt, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nên thông tin phổ biến và rộng rãi thủ tục, quy định du khách quốc tế đến Việt Nam cũng như đẩy mạnh thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh bằng kênh online.Giá sản phẩm du lịch đang tăng mạnh do chi phí vé máy bay và chi phí phòng, chống dịch COVID-19 như một du khách quốc tế vào Việt Nam phải test PCR có thể lên đến 3 lần gồm: đến - ở - đi, gây mất tiền bạc, thời gian, cơ sở vật chất... nên cần có cơ chế chính sách linh hoạt và đặc thù phục vụ mở cửa du lịch quốc tế.
Về quan điểm cá nhân, ông Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch chia sẻ, không có khách du lịch cũng không có hàng không quốc tế. Với những điều kiện khuyến cáo và kiểm soát khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như hiện nay, khó thu hút được khách du lịch quốc tế.Qua thí điểm tại 5 địa phương đón khách du lịch quốc tế thời gian qua, chỉ có 3 địa phương có khách đến, với khoảng gần 9.000 khách.
Điều này cho thấy, mở cửa du lịch đang vướng nhiều rào cản về thủ tục xuất nhập cảnh, quy định phòng, chống dịch COVID-19 dẫn đến không chỉ thu hút khách đã khó mà việc đón khách càng khó hơn.
Vì vậy, Việt Nam cần mở cửa thị trường du lịch, đồng thời ngành Du lịch cần đề xuất cân chỉnh lại những đề xuất của Bộ Y tế liên quan đến đón khách du lịch quốc tế.
Cụ thể, khi khách đã nhập cảnh, qua cửa khẩu cần được đối xử như khách nội địa, không có sự phân biệt. Về visa, cần khôi phục lại cơ chế, chính sách như trước khi có dịch bệnh đối với du lịch quốc tế, nhất là những quốc gia mà Việt Nam có liên kết, hợp tác về du lịch.Tuy nhiên, khôi phục các cơ chế chính sách này cũng chưa đủ mà cần mở rộng cơ chế, chính sách hơn cho nhiều quốc gia, một số thị trường du lịch tiềm năng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí an toàn./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thái Lan sẽ "hút" khách du lịch chặng ngắn
10:31' - 03/03/2022
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đặt mục tiêu thu hút ít nhất 1,5 triệu khách du lịch chặng ngắn để bù đắp cho thị trường Trung Quốc bằng cách hợp tác với các hãng hàng không để thúc đẩy nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nga khuyến nghị Việt Nam là điểm đến du lịch an toàn
08:15' - 03/03/2022
Khuyến nghị của cơ quan chức năng Nga đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến du lịch an toàn và không đưa ra bất kỳ hạn chế nào đối với Nga.
-
Bất động sản
Bất động sản nghỉ dưỡng khởi động để đón làn sóng phục hồi du lịch
14:05' - 02/03/2022
Nhiều dự án khách sạn đang tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện và triển khai hoạt động tiền khai trương để có thể chào đón du khách trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phục hồi du lịch - đòn bẩy cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
15:20' - 28/02/2022
Chính sách mở cửa đi lại giữa Việt Nam và các nước khác sẽ làm thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn, không chỉ ở phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng mà còn ở cả phân khúc căn hộ dịch vụ.
-
Đời sống
Du lịch bằng ca nô cần lưu ý những gì?
14:54' - 28/02/2022
Vụ lật ca nô chở 39 người ở biển Cửa Đại (TP Hội An) khiến nhiều người tử vong hôm 26/2 làm dấy lên việc đảm bảo an toàn cho hành khách khi đi du lịch bằng ca nô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59' - 28/11/2024
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58' - 28/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00' - 28/11/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54' - 28/11/2024
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18:47' - 28/11/2024
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bầu Tổng Thư ký Quốc hội
18:08' - 28/11/2024
Thứ Năm, ngày 28/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 28 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
17:44' - 28/11/2024
Ngày 28/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức Hội thảo nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp.