Mô hình kinh tế chia sẻ có tác động như nào tới nền kinh tế và doanh nghiệp?

11:42' - 08/12/2020
BNEWS Mục tiêu của báo cáo nhằm đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế; đồng thời, đề xuất những giải pháp để phát triển mô hình này.

Sáng 8/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế” nhằm lấy ý kiến từ các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ để hoàn thiện báo cáo này.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, mô hình kinh tế chia sẻ sẽ đem lại sự thay đổi trong nền kinh tế, cũng như thay đổi lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, Ban soạn thảo sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, bộ, ngành khác cùng xem xét, rà soát các chính sách liên quan làm sao để thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.

Ông Lưu Đức Khải, Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề  xã hội, CIEM cho biết, mục tiêu của báo cáo nhằm đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế; đồng thời, đề xuất giải pháp phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế.

Theo ông Lưu Đức Khải, mô hình kinh tế chia sẻ sẽ tác động tới thúc đẩy kinh doanh, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng số lượng chủ thể tham gia thị trường trong nền kinh tế; đồng thời, đa dạng hóa và tăng chủng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp và đưa ra nhiều hơn các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán trên thị trường.

Cùng với đó, mô hình kinh tế chia sẻ còn tác động tới thúc đẩy cạnh tranh và tăng tính minh bạch của thị trường; tăng tính minh bạch của thị trường trong nền kinh tế; nâng cao hiệu suất của thị trường một số ngành sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế kinh tế chia sẻ.

Tuy nhiên, với mô hình kinh tế chia sẻ một số sản phẩm có thể bị lũng đoạn bởi doanh nghiệp kinh tế chia sẻ; nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ trong nước, lũng đoạn và chi phối thị trường kinh tế chia sẻ. Một số sản phẩm dịch vụ ở Việt Nam; rủi ro chính sách và pháp lý đối với các chủ thể tham gia thị trường kinh tế chia sẻ. Cùng với đó, rủi ro phát sinh từ những biến tướng khó lường, khó dự đoán và khó kiểm soát của ….

Để phát triển mô hình kinh tế chia sẻ này, CIEM đề xuất hoàn thiện hệ thống luật pháp quản lý kinh tế chia sẻ, quy định rõ trách nhiệm giữa các bên trong kinh tế chia sẻ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ.

Ông Lưu Đức Khải đề xuất nghiên cứu rà soát các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài hoặc có nguồn gốc từ nước ngoài là bên cung cấp nền tảng kết nối và hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam để xác định lỗ hổng pháp lý và bổ sung.

“Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách về tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh chia sẻ trên thị trường trong nước.”, ông Nguyễn Hoa Cương cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng, Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về thị trường lao động liên quan đến phát triển từng loại hình kinh tế chia sẻ; đồng thời, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến quan hệ lao động cả trên phương diện kỹ thuật, lập pháp cũng như trong khâu tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, báo cáo cần hoàn thiện quy định về quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến những mất mát/tổn thương của doanh nghiệp kinh doanh truyền thống do bị cạnh tranh không lành mạnh; đồng thời, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung; làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng trong tham gia thị trường kinh tế chia sẻ /.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục