Một số doanh nghiệp da giày lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm 2025
Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước. Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết: Hiện Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất giày dép (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với 1,3 tỷ đôi/năm, chiếm 5,4% thị phần và đứng thứ 2 về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc) với 1,276 tỷ đôi/năm, chiếm 7,3% thị phần. Dự báo trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 27 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm 2023. Hiện, một số doanh nghiệp lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm 2025.
Mục tiêu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam sẽ đạt 38 - 40 tỷ USD. Đến năm 2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời phát triển một số thương hiệu khu vực và thế giới. Như vậy, cơ hội và tiềm năng phát triển ngành da, giày và túi xách Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, xuất khẩu da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn bởi xu hướng “xanh hoá” trên thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Trước đây, yêu cầu về phát triển bền vững chủ yếu là do các nhãn hàng đặt ra nhưng cho đến nay đã được luật hóa tại các thị trường chính của ngành như Mỹ, EU… chính vì thế, việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh hóa sản xuất đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức. Đơn cử, tại thị trường EU cũng bắt đầu đưa ra những yêu cầu về chuyển đổi xanh, đặc biệt là một loạt đạo luật đã được ban hành. Cụ thể như Đạo luật tra soát chuỗi cung ứng hay Đạo luật về chống phá rừng đã được thực hiện và sắp tới, hàng loạt các đạo luật mới như đạo luật về trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất, dán nhãn sinh thái, thiết kế sinh thái… Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với ngành da giày khi mà hai thị trường này chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết thêm, thách thức lớn nhất với ngành da giày lúc này là tính bền vững trong sản xuất, yêu cầu về trách nhiệm xã hội... Điển hình như thị trường EU, từ quý II/2024, thị trường này đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái với các thiết kế bền vững. Hay như vấn đề truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng. Nếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, chúng ta sẽ phải minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất tại khu vực sản xuất. Về khó khăn nhập khẩu nguyên liệu, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch HĐQT TBS Group, Chủ tịch CIFA 41-2024 đưa ra là cũng như một số ngành sản xuất đặc thù khác, ngành da giày phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu và chuỗi cung ứng. Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đề ra rất nhiều mục tiêu, định hướng để phát triển nhưng quan điểm rõ là cơ quan quản lý nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà nước phải xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế chính sách về năng lượng, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch theo đúng yêu cầu, các cam kết. Để thực hiện những mục tiêu trên cần có chương trình hành động; trong đó, ban hành những chính sách khuyến khích doanh nghiệp, đồng thời xây dựng hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn đồng nhất. Để thực hiện những mục tiêu này cần có chương trình hành động; trong đó, ban hành những chính sách khuyến khích doanh nghiệp, đồng thời xây dựng hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn đồng nhất. Chỉ khi có một giải pháp tổng thể, chúng ta mới nhìn nhận được một cách toàn diện và xây dựng được một hệ điều kiện cũng như tiêu chuẩn một cách rõ ràng, giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở để nắm bắt và thực thi một các chuẩn xác nhất. Các chuyên gia cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ và nguyên phụ liệu ngành da giày trong nước là vô cùng quan trọng. Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam đề xuất hỗ trợ hình thành các khu công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chuyên biệt cho ngành da giày, tập trung sản xuất da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm khuôn, đế… thuận tiện cho bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất tập trung.Ngọc Trần- Từ khóa :
- Da giầy
- đơn hàng
- kim ngạch xuất khẩu da giầy
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may
15:23' - 25/12/2024
Dự kiến đến cuối năm 2024 tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ cán đích gần 44 tỷ USD. Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may, chỉ xếp sau Ấn Độ.
-
DN cần biết
Hỗ trợ ngành dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu sản xuất xanh của EU
16:20' - 19/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với hàng dệt may, da giày Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có yêu cầu cao về sản xuất xanh, bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
11:02'
Cả năm 2024, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong đạt 76.179 doanh nghiệp. Như vậy, trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
-
Chuyển động DN
Mỹ ngăn chặn thương vụ Nippon Steel mua lại U.S. Steel
22:02' - 03/01/2025
Ngày 3/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ngăn chặn thương vụ tập đoàn thép Nippon Steel của Nhật Bản mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với trị giá 14,1 tỷ USD, do lo ngại về an ninh quốc gia.
-
Chuyển động DN
29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh lần thứ 5 - năm 2024
21:05' - 03/01/2025
Tối ngày 3/1, Ban Tổ chức Giải thưởng Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh tổ chức vinh danh 29 doanh nghiệp có thương hiệu đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh lần thứ 5 - năm 2024.
-
Chuyển động DN
Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu
18:24' - 03/01/2025
Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nay đã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn.
-
Chuyển động DN
Năm 2024 doanh thu Vietlott tăng 25%
17:21' - 03/01/2025
Năm 2024, Công ty TNHH MVT Xổ số Điện Toán Việt Nam (Vietlott), đạt doanh thu hơn 7.915 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2023 và vượt 16,4% kế hoạch Bộ Tài chính giao.
-
Chuyển động DN
Bàn tay nghệ nhân thổi hồn vào phim an toàn bay của Vietnam Airlines
16:35' - 02/01/2025
Lấy cảm hứng từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề, bộ phim không chỉ cập nhật các quy định an toàn hàng không mà còn lan tỏa niềm tự hào với những giá trị và tinh hoa làng nghề Việt.
-
Chuyển động DN
Năm 2025, May 10 đặt mục tiêu trưởng 7,4%
15:31' - 02/01/2025
Sáng 2/1, Tổng công ty May 10 đã ra quân phát động thi đua, với mục tiêu tăng trưởng 7,4% doanh thu trong năm 2025.
-
Chuyển động DN
Alibaba tiếp tục rút khỏi mảng bán lẻ truyền thống
15:17' - 02/01/2025
Tập đoàn Alibaba Group Holding Ltd. đã đồng ý bán cổ phần của mình tại Sun Art Retail Group Ltd. cho công ty đầu tư tư nhân DCP Capital.
-
Chuyển động DN
Song hành sản xuất hài hòa với môi trường ở vùng than Quảng Ninh
14:53' - 31/12/2024
Không chỉ xanh hóa không gian khai thác, các đơn vị thuộc TKV đầu tư nhiều thiết bị, hạng mục công trình để cải thiện điều kiện vi khí hậu để giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường