Hỗ trợ ngành dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu sản xuất xanh của EU
Để giữ vững và gia tăng được thị phần xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải thường xuyên cập nhật thông tin và nhanh chóng chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với xu hướng. Đây là nội dung được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại Tọa đàm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19/12.
Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương thông tin, xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.
Quy định về sản xuất xanh, giảm phát thải carbon của EU đang tạo ra tiêu chuẩn cao hơn đối với việc tiếp cận thị trường, đồng thời tăng thêm nghĩa vụ giải trình phức tạp cho nhà sản xuất và hệ thống cung ứng. Trong khi đó, với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực, điều kiện sản xuất của Việt Nam còn hạn chế; việc chuyển đổi mô hình sản xuất cần công nghệ và nguồn vốn đầu tư lớn đang là thách thức của dệt may và da giày.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, da giày là một trong những ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sản lượng xuất khẩu chiếm đến 95% tổng sản lượng sản xuất.Da giày Việt Nam cũng có vị thế cao, đứng thứ 3 thế giới về năng lực sản xuất và đứng thứ 2 thế giới sản lượng xuất khẩu hàng năm; trong đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, chỉ sau Mỹ với thị phần khoảng 26 – 28%; các sản phẩm xuất khẩu chính vào EU là giày thể thao, giày mũ da
Phân tích thêm về bối cảnh, bà Phan Thị Thanh Xuân thông tin, nếu như trước đây, phát triển bền vững chỉ là tiêu chí mà thương hiệu hàng khuyến khích áp dụng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các nhãn hàng thì ngày nay đã trở thành xu thế bắt buộc và được luật hóa. Điều đó thể hiện rất rõ thông qua một loạt các đạo luật, chính sách của EU đã được ban hàng và thực thi như thẩm định chuỗi cung ứng, chính sách về chống phá rừng, kiểm kê phát thải và cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).Các chính sách này hiện đang tập trung áp dụng có quy mô lớn, tuy nhiên không có nghĩa là những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng. Tiếp đến là một số chính sách đang được thảo luận như thiết kế sinh thái, đạo luật về trách nhiệm của rộng đối với nhà sản xuất,…
Vấn đề hiện nay là trong khi các nhà làm chính sách ở thị trường xuất khẩu đang làm rất ráo riết thì thông tin đến các doanh nghiệp còn đang rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã nghe về chính sách này, đạo luật kia nhưng để hiểu đầy đủ nội dung đó sẽ được thực hiện như thế nào, lộ trình ra sao và doanh nghiệp phải chuẩn bị gì thì hầu như chưa có vì các thông tin được tiếp cận còn rời rạc, thiếu tính hệ thống. “Các đơn vị làm chính sách cần khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để giúp cho các hiệp hội ngành hàng cập nhật thông tin, đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp cách thức đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo xu hướng mới. Một vấn đề khác là khi tiêu chuẩn ngày càng cao thì chi phí tuân thủ của doanh nghiệp ngày càng lớn và chi phí này không phục vụ cho việc cải thiện chất lượng hàng hóa mà để thực hiện nhiều thủ tục chồng chéo nhau.Vì vậy, cần tinh gọn đầu mối quản lý chuyên ngành nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Ngược lại, về phía các doanh nghiệp, đừng đợi khách hàng yêu cầu mà phải chủ động thay đổi công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, thương hiệu của mình”, bà Xuân kiến nghị.
Đối với ngành dệt may, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, EU là thị trường xuất khẩu quan trọng, lớn thứ 3 của hàng dệt may Việt Nam. Song đây cũng là thị trường tạo nhiều áp lực về chuyển đổi xanh như: kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn EU (CEAP), chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn (EUSSCT), quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững (ESPR),…Không chỉ vậy, ở trong nước các ngành sản xuất, bao gồm dệt may cũng phải thực hiện lộ trình cam kết giảm phát thải, đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050; nâng cao khả năng tự chủ nguồn nguyên phụ liệu để tận dụng ưu đãi thuế từ các FTAs.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, với mục tiêu gia tăng xuất khẩu khoảng 9 - 10%/năm, ngành dệt may Việt Nam bắt buộc phải chuyển đổi kép xanh hóa và số hóa, chú trọng tính bền vững cả về nguyên liệu, năng lượng, quy trình sản xuất đến thương mại, tiêu dùng, tái chế; cải thiện năng suất chất lượng thông qua tự động hóa và tối ưu hóa.Ngoài vấn đề thông tin, dữ liệu, doanh nghiệp ngành dệt may rất cần được hỗ trợ nguồn nhân lực và vốn để đầu tư hoàn thiện chuỗi cung ứng, chuyển đổi công nghệ một cách đồng bộ mới có thể phát huy hiệu quả.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu nông sản lập nhiều kỷ lục mới
13:01'
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD, tăng 53,1%.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan muốn đạt kim ngạch 305 tỷ USD xuất khẩu năm 2025
11:33'
Bộ Thương mại Thái Lan và khu vực tư nhân nước này lạc quan về mức tăng trưởng thêm từ 2% đến 3% vào năm 2025, đưa tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan lên khoảng 305 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lấy đà cho tăng trưởng 6% năm 2025
11:31'
Bức tranh xuất khẩu năm 2025 dự báo xu hướng của thế giới sẽ theo chiều hướng tích cực hơn, nhu cầu hàng hoá sẽ tiếp tục đi lên, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu mạnh đến các thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Chi tiêu cho ứng dụng trên App Store và Google Play lên tới 127 tỷ USD
15:04'
Chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu cho các ứng dụng và trò chơi di động trên App Store và Google Play trong năm 2024 ước đạt 127 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2023.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ gia hạn thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp
17:27' - 18/12/2024
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 9/12, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
-
DN cần biết
Hơn 150 công ty tham gia chuỗi triển lãm quốc tế sản phẩm trẻ em và đồ gia dụng
15:08' - 18/12/2024
Triển lãm IGHE 2024 thu hút hơn 150 công ty đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, giới thiệu phong phú sản phẩm đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng, quà tặng… c
-
DN cần biết
Thái Lan dự kiến tăng tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp
09:13' - 18/12/2024
Theo quy định trong luật pháp Thái Lan, mức trần số lượng lao động nước ngoài tại một doanh nghiệp không quá 100 người và đối với lao động nước ngoài không quốc tịch, giới hạn là 50 người.
-
DN cần biết
Malaysia: Doanh nghiệp niêm yết phải tuân thủ quy định giảm phát thải carbon
22:19' - 17/12/2024
Từ ngày 1/1/2027, các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Malaysia có vốn hóa trên 450 triệu USD sẽ phải báo cáo về việc tuân thủ quy định giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
-
DN cần biết
Việt Nam gây ấn tượng và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư Trung Quốc
19:18' - 17/12/2024
Duy trì tăng trưởng kinh tế tích cực trong nhiều năm, Việt Nam gây ấn tượng và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư Trung Quốc.
-
DN cần biết
Bình Định đầu tư gần 285 tỷ đồng xây dựng Cụm công nghiệp Cát Hiệp
14:57' - 17/12/2024
Dự án sẽ được đầu tư xây dựng tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, với tổng vốn đầu tư 284,3 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Hút doanh nghiệp đầu tư tăng chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm dừa
14:51' - 17/12/2024
Trà Vinh phấn đấu có ít nhất 10 doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã sản xuất chế biến sản phẩm từ dừa và xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu.
-
DN cần biết
Ngành bán dẫn đang vắng bóng lao động nữ
15:44' - 16/12/2024
Sự mất cân bằng này không chỉ do tính chất sự kiện hay đặc thù ở châu Á. Tình trạng thiếu phụ nữ trong ngành chip là một vấn đề toàn cầu.