Mùa mưa lũ: Làm gì để không mắc bệnh?
Trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…
Một số bệnh có thể lây lan nhanh thành ổ dịch nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Đáng lo ngại, nhiều triệu chứng ban đầu thường bị người dân bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà, dễ dẫn đến biến chứng nặng.
Vậy người dân cần làm gì để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ? Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo: Trước hết, người dân cần giữ gìn vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, không ăn gia súc, gia cầm chết. Khi khu vực bị ngập, chia cắt, hãy ưu tiên thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói an toàn như mì gói, lương khô, nước đóng chai.
Thứ hai, hãy bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Nếu giếng khoan, giếng khơi bị ngập, cần thau rửa, lọc và khử trùng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên dùng nước bẩn để rửa mặt, tắm, giặt quần áo hay để trẻ em chơi đùa.
Thứ ba, người dân cần tích cực phòng sốt xuất huyết, một dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước. Diệt lăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước, loại bỏ vật dụng có thể đọng nước và ngủ màn kể cả ban ngày là những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Đối với bệnh ngoài da và đau mắt đỏ, tuyệt đối tránh để cơ thể tiếp xúc lâu với nước ngập. Sau khi đi qua vùng nước lũ, nên rửa sạch tay chân bằng nước sạch, lau khô kẽ tay, kẽ chân. Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người khác.
Điều quan trọng nhất là khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh – sốt, tiêu chảy, nổi ban, đau mắt, ho sốt kéo dài… người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Không tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh diễn tiến nặng và gây lây lan trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, đối với bệnh Thương hàn, là bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ, ngập lụt, Bộ Y tế cho biết, đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình từ 8 - 14 ngày.
Người bệnh là nguồn bệnh quan trọng. Một số tài liệu cho rằng, người bệnh có thể lây cho người khác ngay trong thời kỳ ủ bệnh.
Với người khỏi bệnh mang vi khuẩn, sau khi hết các triệu chứng lâm sàng, đa số người khỏi bệnh vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong 2 - 3 tuần. Khoảng 2% - 20% người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường 2 đến 3 tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng.
Với người lành mang khuẩn là những người bị nhiễm khuẩn nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Trong bệnh thương hàn, vai trò của người lành mang khuẩn là không rõ ràng.
Bệnh lây truyền do ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín. Đây là đường lây quan trọng và thường gây dịch lớn. Bên cạnh đó còn do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn,… Đường lây này thường gây dịch nhỏ, tản phát.Bộ Y tế khuyến cáo, cần tăng cường giám sát dịch tễ học tại các ổ dịch cũ, các vùng có nguy cơ cao (vùng đông dân cư, điều kiện vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, sử dụng nước sông, ao, hồ, vùng có bệnh lưu hành)... để phòng, chống bệnh Thương hàn. Bên cạnh đó cần thực hiện thông tin báo cáo tình hình bệnh theo quy định của Bộ Y tế; cải thiện hệ thống cung cấp nước sinh hoạt: Xử lý chất thải, đặc biệt là tăng cường các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang thiết bị, máy phun phòng. chống dịch.
Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh phòng bệnh trong cộng đồng, thực hiện ăn chín uống sôi.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Kỹ năng an toàn trước bão: Cộng đồng cần biết
09:47'
Trước bão, người dân cần theo dõi dự báo thời tiết; tích trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men; chuẩn bị kế hoạch liên lạc, tiếp cận trong trường hợp gia đình bị chia cắt do bão.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỹ năng sống còn trước lũ và ngập lụt
09:44'
Lũ và ngập lụt gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh để hạn chế thiệt hại do lũ, ngập lụt gây ra.
-
Kinh tế tổng hợp
Cập nhật khuyến cáo mới nhất ứng phó bão từ Bộ chuyên ngành
10:10' - 21/07/2025
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai - Bộ NN và MT cảnh báo người dân lưu ý không nên chủ quan trước thiên tai, luôn tuân thủ theo các khuyến cáo.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão
13:28'
Ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan, doanh nghiệp chủ động ngắt điện khi ngập nước, không chạm vào dây đứt rơi và liên hệ tổng đài ngành điện để được hỗ trợ kịp thời trong mưa bão.
-
Đời sống
Đóng điện Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối
10:17'
EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối.
-
Đời sống
Bão số 3: Bộ Công Thương ra công điện bảo đảm an toàn hệ thống điện
10:14'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện 5418/CĐ-BCT ngày 21/7/2025 về vận hành an toàn hệ thống điện, bảo đảm cung cấp điện trước, trong và sau bão số 3 (WIPHA).
-
Đời sống
Bão số 3: Bảo vệ an toàn hệ thống điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố
10:12'
Ngành điện miền Bắc ứng trực 24/24h, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ lưới điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố do bão số 3, đặt an toàn hệ thống và con người lên hàng đầu.
-
Đời sống
Phú Thọ sơ tán hơn 230 hộ dân đến nơi an toàn
09:24'
Xã Dũng Tiến, Nật Sơn, Mường Hoa, Mường Vang, Thanh Mai, Cao Phong… đã tiến hành sơ tán 230 hộ dân đang sinh sống ở các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
-
Đời sống
Cháy ở Thái Nguyên làm một người chết, một người bị thương
08:26'
Rạng sáng 22/7, trên địa bàn Tiểu khu 7, xã Chợ Rã, tỉnh Thái Nguyên, đã xảy ra vụ cháy làm một người chết, một người bị thương.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 22/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hải Phòng cơ bản hoàn thành việc di dân khỏi các chung cư cũ trước khi bão số 3 về
21:19' - 21/07/2025
Tối 21/7, các đơn vị liên quan đã hoàn thành cơ bản việc di dời người dân khỏi các chung cư cũ nguy hiểm trên toàn thành phố để phòng, chống bão số 3 WIPHA.
-
Đời sống
Manulife hỗ trợ chi trả nhanh cho khách hàng trong vụ lật tàu tại vịnh Hạ Long
20:54' - 21/07/2025
Hãng bảo hiểm Manulife cho biết đã xác định một trong những nạn nhân là khách hàng của công ty ngay sau vụ tai nạn lật tàu du lịch xảy ra tại vịnh Hạ Long vào ngày 19/7.