Mỹ áp đặt các quy định mới về cung cấp cá da trơn
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 26/11 đã ban hành các quy định mới nghiêm ngặt hơn đối với mặt hàng cá da trơn (catfish).
Trong một tuyên bố, USDA cho biết quy định mới dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016 và sẽ được triển khai từng bước trong hơn 18 tháng tiếp theo, qua đó cho phép các nhà cung cấp cá da trơn nước ngoài có thời gian thực hiện những điều chỉnh cần thiết để có thể đáp ứng những yêu cầu của USDA.
Cơ quan này sẽ đảm nhận việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hơn, thậm chí hàng ngày, trực tiếp tại các cơ sở nuôi trồng và nhà máy chế biến cá da trơn, thay vì các cuộc giám sát và kiểm tra ngẫu nhiên do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) tiến hành như hiện nay.
Trong giai đoạn 18 tháng chuyển tiếp, các nhà cung cấp nước ngoài muốn xuất khẩu cá da trơn đến Mỹ sẽ phải trải qua các cuộc kiểm tra và lấy mẫu ít nhất là hàng quý do Cục Thanh tra an toàn và vệ sinh thực phẩm (FSIS) của USDA tiến hành.
FSIS cam kết sẽ từng bước giới thiệu và triển khai chương trình thanh tra mới nhằm đảm bảo ngành sản xuất cá da trơn trong nước và các đối tác quốc tế nắm kiến thức đầy đủ về những yêu cầu của FSIS.
Giới quan sát nhận định các quy định mới một khi được áp đặt trước hết sẽ khiến các nhà sản xuất cá da trơn ở Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn vì phải chi thêm hàng triệu USD để tuân thủ những tiêu chuẩn mới.
Ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ chủ yếu tập trung ở các bang miền Nam như Alabama, Arkansas, Mississippi và Texas.
Theo số liệu của USDA, trong vài năm qua, vì nhiều lý do, diện tích nuôi trồng cá da trơn của Mỹ đã bị thu hẹp, từ khoảng 65.000 hécta năm 2008 xuống chỉ còn một nửa, khoảng 23.000 hécta.
Các nhà sản xuất Mỹ nói rằng họ phải giảm diện tích nuôi trồng vì giá ngô, nguồn thực phẩm chính để nuôi cá, trong vài năm qua tăng giá khá cao.
Năm 2008, để bảo vệ ngành sản xuất cá da trơn nội địa, Mỹ đã áp đặt các biện pháp bảo hộ mậu dịch, áp thuế “bán phá giá” đối với mặt hàng cá da trơn nhập khẩu từ một số nước, trong đó có cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt Nam.
Một số nhà lập pháp Mỹ, trong đó có Thượng nghị sỹ John McCain và Thượng nghị sỹ Jeanne Shaheen, từng mô tả kế hoạch chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ FDA sang USDA là “lãng phí và chỉ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất cá da trơn nội địa”.
Thượng sỹ McCain cho rằng với chương trình bảo hộ mới này, chính phủ liên bang sẽ phải chi khoảng 15 triệu USD/năm để áp đặt các rào cản đối với việc nhập khẩu cá da trơn và điều này sẽ đẩy giá mặt hàng thủy sản này lên cao, gây bất lợi cho người tiêu dùng, các nhà hàng cũng như các nhà chế biến hải sản trong nước./.
TTXVN
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới 12 năm liên tiếp
12:59'
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 24/1 cho biết Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị thế là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong 12 năm liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng đầu tư 2025: Cân bằng giữa cơ hội và rủi ro
09:00'
Theo các chuyên gia, năm 2025 có thể không phải là năm của trái phiếu, do giá hiện tại đang ở mức cao và lo ngại về vay nợ chính phủ quá mức vẫn tiếp diễn.
-
Kinh tế Thế giới
EU thiết lập kỷ lục mới về thương mại nông sản toàn cầu
07:55'
Báo cáo mới nhất được EC công bố cho biết EU đã đạt được thành tích ấn tượng trong lĩnh vực thương mại nông sản, với cả xuất khẩu và nhập khẩu đều thiết lập những con số kỷ lục mới trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Việt Nam-Singapore tăng trưởng trên 15%
20:16' - 24/01/2025
Năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng hết sức ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Singapore, với 10 tháng trên 12 tháng có mức tăng trưởng trên 15%.
-
Kinh tế Thế giới
Các khu kinh tế đặc biệt của Indonesia thu hút hơn 5,5 tỷ USD vốn đầu tư
14:53' - 24/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) của Indonesia đã thu hút 90,1 nghìn tỷ Rp (5,5 tỷ USD) vốn đầu tư mới và tạo ra 47.747 việc làm trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt
14:06' - 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
13:23' - 24/01/2025
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
07:59' - 24/01/2025
Trong bối cảnh giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn châu Âu khoảng 4 lần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo nguy cơ thảm khốc từ xung đột thương mại
07:58' - 24/01/2025
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo các cuộc xung đột thương mại từ việc áp thuế, xuất phát từ các đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho kinh tế toàn cầu.