Mỹ: Bộ quy tắc của Australia có thể gây “hậu quả tiêu cực” cho các công ty công nghệ
Truyền thông Australia ngày 19/1 cho biết các quan chức thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi Chính phủ Australia tạm ngừng kế hoạch ban hành Bộ quy tắc bắt buộc Google và Facebook trả tiền cho việc sử dụng nội dung tin tức của các tổ chức truyền thông nước sở tại và thay vào đó nên xây dựng bộ quy tắc thương lượng tự nguyện.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các quy định được đề xuất trong bộ quy tắc nói trên nêu rõ nếu không đạt được thỏa thuận về số tiền phải trả cho các tổ chức truyền thông Australia, các công ty công nghệ Mỹ sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 10 triệu AUD (7,5 triệu USD).
Trong bức thư gửi Thượng viện Australia, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho rằng dự thảo bộ quy tắc của Australia "được soạn thảo một cách mơ hồ và khó hiểu", và nếu được đưa vào thực hiện có thể gây “hậu quả tiêu cực” cho các công ty của Mỹ và Australia, cũng như người tiêu dùng nước này.
USTR bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về cả quy trình quản lý của Australia và nội dung của bộ quy tắc, trong đó có quy định trao cho một bộ trưởng “quyền hạn rộng rãi” trong việc xác định một công ty nhất định cũng như các dịch vụ cụ thể của công ty này phải tuân thủ “bộ quy tắc nặng nề, mang tính áp đặt cao”.
Bức thư cũng nhấn mạnh bộ quy tắc này được soạn thảo chỉ để nhằm vào hai công ty Mỹ.
Do vậy, USTR kêu gọi Chính phủ Australia tạm dừng kế hoạch ban hành bộ quy tắc trên và quay trở lại với việc ban hành một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện với các quy định có mục tiêu phù hợp, được soạn thảo minh bạch với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Trong tuyên bố vào tối 18/1, Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg khẳng định Chính phủ Australia cam kết triển khai một quy tắc bắt buộc nhằm đạt mục tiêu đề ra là “giải quyết tình trạng mất cân bằng trong quyền thương lượng” giữa các nền tảng kỹ thuật số và các công ty truyền thông.
Ông nhấn mạnh bộ quy tắc là kết quả của quá trình đánh giá kéo dài 18 tháng của Ủy ban Cạnh tranh và Người Tiêu dùng Australia (ACCC), cũng như các cuộc tham vấn sâu rộng với các bên liên quan, bao gồm cả Google và Facebook.
Cho đến nay, cả Google và Facebook vẫn bày tỏ ý kiến phản đối mạnh mẽ bộ quy tắc đã được sửa đổi. Google đã đe dọa sẽ rút khỏi Australia nếu bộ quy tắc được thông qua, trong khi Facebook cảnh báo sẽ cấm chia sẻ tin tức trên nền tảng của mình.
Có thông tin cho rằng các giám đốc điều hành của Google, Facebook và các công ty truyền thông Australia sẽ tham gia một cuộc họp với một Ủy ban Thượng viện Australia vào ngày 22/1 tới để tiếp tục trình bày ý kiến về dự thảo bộ quy tắc./.
>>Google "thử nghiệm" hạn chế người dùng truy cập các trang tin của Australia
Tin liên quan
-
Công nghệ
Australia kiên quyết yêu cầu các mạng xã hội gỡ bỏ thông tin độc hại
08:39' - 01/01/2021
Theo dự luật vừa được Chính phủ Australia đề xuất, các nền tảng truyền thông xã hội sẽ buộc phải gỡ bỏ các thông tin có nội dung "cực kỳ độc hại".
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Sản lượng than sụt giảm do Trung Quốc hạn chế nhập khẩu
09:49' - 21/12/2020
Bộ Công nghiệp Australia dự báo doanh thu từ xuất khẩu than cốc dự kiến sẽ giảm 35% xuống 22 tỷ AUD (17 tỷ USD) trong năm tài chính tính đến tháng 6/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức cam kết bảo vệ thương mại tự do
09:17'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ bảo vệ thương mại tự do như là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC cảnh báo xu hướng chạy đua áp thuế trên thế giới
09:15'
Ngày 21/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo nguy cơ cuộc đua cạnh tranh toàn cầu sử dụng các công cụ kinh tế như lệnh trừng phạt, biện pháp kiểm soát xuất khẩu và thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
PwC: Giới CEO lạc quan về kinh tế thế giới bất chấp rủi ro
15:20' - 21/01/2025
Giới CEO dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc trong năm 2025, bất chấp căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng và nguy cơ thuế quan cao hơn dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần 120 tỷ USD vào năm 2030
08:58' - 21/01/2025
Nguồn tài chính để phát triển ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần tăng gấp đôi lên 120 tỷ USD vào năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới
07:00' - 21/01/2025
Ông Ayhan Kose, quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới, khi việc tăng lương thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Mỹ
22:03' - 20/01/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ xuyên Đại Tây Dương đối với cả châu Âu và Mỹ, đồng thời khẳng định sự tự lực của châu lục này.
-
Ý kiến và Bình luận
Dư luận Thụy Sĩ tin tưởng chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phát huy tối đa cơ hội
08:00' - 20/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 WEF tại thị trấn Davos và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Viết tiếp “thời khắc trọng đại” thứ hai trong quan hệ hai nước
20:58' - 19/01/2025
Ngày 19/1, Nhân dân nhật báo đã đăng tải bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ với tiêu đề “Viết tiếp ‘thời khắc trọng đại’ thứ hai trong quan hệ Trung-Việt”.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước Baltic lo ngại về quyết định hạn chế xuất khẩu chip AI của Mỹ
12:33' - 18/01/2025
Bộ Ngoại giao Latvia ngày 17/1 cho biết nước này cùng các nước láng giềng Baltic là Estonia và Litva đã bày tỏ quan ngại về quyết định hạn chế xuất khẩu vi mạch trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ.