Mỹ: Cuộc chiến ngân sách vẫn chưa có hồi kết
Tính đến thời điểm hiện tại, những nỗ lực nhằm khai thông thế bế tắc giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ về vấn đề ngân sách đến nay vẫn chưa có tiến triển, khi phe Dân chủ lại vừa bác bỏ một đề xuất mới của Tổng thống Donald Trump nhằm mở cửa hoạt động trở lại cho một số cơ quan chính phủ đã phải ngừng hoạt động trong 1 tháng qua.
Những tranh cãi gay gắt, công kích lẫn nhau giữa hai phe khiến triển vọng chính phủ Mỹ có thể mở cửa hoạt động trở lại vẫn rất mờ mịt.
* Đề xuất mới của Tổng thống Trump bị bác bỏTình trạng chính phủ Mỹ bị đóng cửa một phần đến nay đã bước sang ngày thứ 30, lập một kỷ lục khó quên trong lịch sử nước Mỹ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do Tổng thống Donald Trump và phe Dân chủ không thể thống nhất về khoản ngân sách 5,7 tỷ USD xây dựng bức tường biên giới Mỹ-Mexico.
Trong khi Tổng thống Trump yêu cầu khoản chi nêu trên trong dự luật ngân sách liên bang, thì phe Dân chủ kiên quyết phản đối.
Trong một nỗ lực nhằm giúp chính phủ mở cửa trở lại, ngày 19-1, Tổng thống Trump đã thông báo một đề xuất mới nhằm đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ trong vấn đề xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Theo đó, Tổng thống Trump đề xuất sẽ bảo vệ tạm thời cho 700.000 người nhập cư trẻ tuổi không có giấy tờ, còn được gọi là “Dreamers” trong vòng 3 năm và không bị trục xuất khỏi Mỹ cũng như đảm bảo cho khoảng 300.000 người nhập cư khác được hưởng quy chế Tình trạng bảo vệ tạm thời (TPS) sắp hết hạn.
Đổi lại, Tổng thống Trump vẫn tiếp tục yêu cầu khoản ngân sách 5,7 tỷ USD cho việc xây dựng hàng rào bằng thép kéo dài hơn 390 km dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico, cùng với một số khoản ngân sách như 800 triệu USD cho hỗ trợ nhân đạo, 805 triệu USD cho công nghệ phát hiện thuốc phiện và đề xuất tăng thêm 2.750 nhân viên biên giới.
Tuy nhiên, đề xuất trên của Tổng thống Trump đã ngay lập tức bị lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi cho là "không thể chấp nhận được” và theo bà, kế hoạch này của Tổng thống Trump không thể hiện nỗ lực của một thiện ý tốt nhằm đem lại sự chắc chắn cho những người nhập cư và khó có thể được Hạ viện và Thượng viện thông qua.
* Liên tiếp công kích lẫn nhauNgay sau khi đề xuất mới của Tổng thống Trump bị bác bỏ, giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ đã có sự công kích qua lại khá gay gắt.
Ngày 20-1-2019, trong một loạt bài đăng trên trang Twitter, Tổng thống Trump đã chỉ trích mạnh mẽ việc bà Pelosi bác bỏ đề xuất của ông nhằm mở cửa trở lại 1/4 số cơ quan chính phủ đang phải ngừng hoạt động do không có ngân sách.
Tổng thống Trump cho rằng bà Pelosi đã trở thành một người "Dân chủ cấp tiến", "hành xử vô lý" khi từ chối đàm phán với Nhà Trắng để chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa một phần, vốn đã bước sang ngày thứ 30, đợt đóng cửa dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump trực tiếp công kích bà Pelosi kể từ khi Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần (từ ngày 22-12-2018 đến nay).
Tuy nhiên, phớt lờ những chỉ trích của Tổng thống Trump, bà Pelosi trên trang Twitter đã nhấn mạnh đến sự cần thiết chấm dứt thế bế tắc tại Quốc hội. Bà kêu gọi cần phải mở cửa trở lại chính phủ để người lao động có thể được trả lương và sau đó mới nên thảo luận cách thức cùng nhau bảo vệ biên giới.
Khác với quan điểm của bà Pelosi và các nghị sĩ Dân chủ khác, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lại cho biết Thượng viện Mỹ sẽ đưa đề xuất của Tổng thống Trump ra xem xét bỏ phiếu sớm nhất vào ngày 22-1 tới. Ông cho rằng đề xuất của Tổng thống Trump là một "thỏa hiệp có thiện ý".
* Nước Mỹ tiếp tục bị chia rẽTính từ khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vào ngày 22-12-2018 đến nay, tình trạng này bước sang ngày thứ 30, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân Mỹ, cũng như khiến nền kinh tế Mỹ có khả năng phải chịu hậu quả tồi tệ.
Mặc dù chính quyền Tổng thống Trump và lãnh đạo đảng Dân chủ trong vòng 1 tháng qua đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận, nhưng cho tới nay hai bên vẫn rơi vào thế bế tắc.
Thực tế những cuộc đàm phán chẳng những không khai thông được bế tắc mà nó còn đẩy những mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng leo thang. Theo đó, Nhà Trắng đã đưa ra không ít hành động "làm khó" các nghị sĩ của đảng Dân chủ.
Có thể kể đến như việc ngày 18-1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hạn chế việc các nghị sĩ Mỹ di chuyển bằng máy bay do chính phủ quản lý trong thời gian chính phủ nước này đóng cửa một phần, trừ khi được Nhà Trắng chấp thuận.
Động thái này của Nhà Trắng được cho là nhằm ngăn không cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sử dụng máy bay quân sự của chính phủ để thực hiện chuyến thăm nước ngoài, và đây còn được xem là đồng thái nhằm “đáp trả” của Nhà Trắng đối với người đứng đầu Hạ viện Mỹ, bởi nguyên nhân chính phủ ngừng hoạt động một phần hiện nay là do dự luật ngân sách về xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico đã không thể được thông qua tại Hạ viện.
Ngoài ra, Tổng thống Trump ngày 17-1 còn thông báo hủy chuyến thăm của bà Nancy Pelosi tới ba nước Bỉ, Ai Cập và Afghanistan bởi ông cho rằng đây là thời điểm bà Pelosi nên ở lại Washington đàm phán giúp chấm dứt tình trạng Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần.
Trong khi đó, đáp trả lại những động thái trên, Chủ tịch Hạ viện Pelosi cũng đã đưa ra một loạt các chỉ trích, cáo buộc nhằm vào Tổng thống Trump.
Tuần trước, nữ Chủ tịch Hạ viện đã đề nghị Tổng thống lùi thời điểm trình bày thông điệp liên bang, dự kiến vào ngày 29-1, vì lý do các cơ quan liên bang bảo đảm an ninh cho sự kiện này chưa được cấp ngân sách hoạt động.
Ðồng thời, bà Pelosi còn cáo buộc ông Trump đã "đẩy quân nhân và các nhân viên Mỹ tại Afghanistan vào thế nguy hiểm" khi làm rò rỉ thông tin về kế hoạch chuyến đi của bà tới quốc gia này.
Bà Pelosi còn cho rằng, với một người không có nhiều kinh nghiệm, Tổng thống Trump đã không hiểu được quy tắc lễ tân và những cố vấn xung quanh ông chủ Nhà Trắng cần phải hiểu rõ bởi điều này rất nguy hiểm…
Trong khi những tranh cãi giữa hai bên vẫn chưa có hồi kết, thì đến nay hàng trăm nghìn nhân viên chính phủ, người dân và kinh tế Mỹ vẫn đang phải gánh hậu quả từ tình trạng chính phủ đóng cửa một phần.
Cho tới thời điểm này, việc chính phủ Mỹ đóng cửa một phần kéo dài tới một tháng đã ảnh hưởng tới 1/4 cơ quan liên bang với khoảng 800.000 nhân viên liên bang phải nghỉ việc hoặc làm việc mà không được trả lương.
Nhà Trắng ước tính cứ hai tuần đóng cửa chính phủ, Mỹ sẽ bị thiệt hại 0,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi quý.
Hiện các cơ sở hạ tầng công nghệ ở Mỹ đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng rối loạn, thể hiện ở việc hành khách thường xuyên bị nhỡ chuyến nếu sử dụng dịch vụ đặt xe trực tuyến Uber, hay World Magnetic Model (WMM) - "đồng hồ" đo từ trường Trái Đất, do hệ thống này không được cập nhật thông tin theo đúng hạn vào ngày 22-1 kể từ sau lần cập nhật gần đây nhất vào năm 2015. Các chuyên gia đánh giá tình trạng rối loạn này đang ngày càng nghiêm trọng.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, cũng do Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần, hệ thống kiểm soát một số loài cây trồng, dịch bệnh và vật nuôi cũng sẽ ngừng hoạt động.
Trong khi đó, nguy cơ dịch bệnh liên quan đến thực phẩm có khả năng gia tăng do thiếu hụt lực lượng nhân viên tại Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Ngoài ra, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần cũng gây tổn hại đến hoạt động nghiên cứu khoa học, do việc tiếp cận các thông tin dữ liệu của chính phủ cũng bị hạn chế.
Hơn thế nữa, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần có thể làm gián đoạn hoặc trì hoãn các dự án nghiên cứu, dẫn tới tình hình không rõ ràng của các dự án nghiên cứu mới, ngăn cản các nhà nghiên cứu tiếp cận dữ liệu và cơ sở hạ tầng…
Thực tế nêu trên cho thấy, nếu Tổng thống Trump và phe Dân chủ không sớm tháo gỡ được những bế tắc liên quan đến ngân sách xây bức tường biên giới với Mexico, thì những chia rẽ trong lòng nước Mỹ sẽ ngày một lớn hơn và điều này đang đặt cả kinh tế và chính trường nước Mỹ trước một tương lai u ám.
Điều này cũng báo hiệu những khó khăn của chính quyền Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa trong phần còn lại của nhiệm kỳ hiện nay cũng như trong cuộc đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đưa ra giải pháp nhằm giúp chính phủ mở cửa trở lại
07:37' - 20/01/2019
Trong một nỗ lực nhằm giúp chính phủ mở cửa trở lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo một đề xuất nhằm đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ trong vấn đề xây dựng bức tường biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tăng trưởng GDP quý I/2019 có thể giảm do chính phủ đóng cửa
14:57' - 19/01/2019
Chính phủ Mỹ đóng cửa hiện đã bước sang ngày thứ 28
-
Kinh tế Thế giới
Khó dự đoán việc chính phủ Mỹ mở cửa trở lại
15:28' - 18/01/2019
Những diến biến mới đây trên chính trường Mỹ cho thấy căng thẳng giữa Tổng thống Donald Trump và đảng Dân chủ có xu hướng gay gắt hơn khiến hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ có nhịp độ tăng trưởng từ "khiêm tốn đến vừa phải"
14:13' - 17/01/2019
Theo báo cáo kinh tế định kỳ Beige Book của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố ngày 16/1, 12 khu vực kinh tế của nước Mỹ có nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ "khiêm tốn đến vừa phải".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.