Mỹ đàm phán thiết lập tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc Ukraine
Ngày 16/8, nhật báo Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ Washington đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và một số quốc gia Đông Âu nhằm thiết lập các tuyến đường thay thế để phục vụ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
WSJ cho hay theo kế hoạch, đến tháng 10, sản lượng ngũ cốc hằng tháng của Ukraine dự kiến sẽ tăng lên mức 4 triệu tấn. Một phần đáng kể ngũ cốc của nước này sẽ được vận chuyển dọc theo sông Danube cũng như qua Biển Đen đến các cảng của Romania ở gần đó để đưa tới những điểm đến khác. Tuy nhiên, tuyến đường này có chi phí đắt đỏ và chậm hơn.
Cùng ngày, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết Mỹ kêu gọi Nga ngay lập tức quay lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Quan chức này nêu rõ Washington đang tìm kiếm các phương án và hành lang để vận chuyển ngũ cốc, song không cung cấp thêm chi tiết.
Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) cũng đang tiếp tục nỗ lực ngoại giao để đưa Nga quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết tàu chở hàng Joseph Schulte treo cờ Hong Kong (Trung Quốc) đã rời cảng Odesa vào sáng 16/8. Đây cũng là tàu đầu tiên di chuyển dọc theo các hành lang tạm thời được thiết lập cho các tàu dân sự đến và xuất phát từ các cảng ở Biển Đen.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hoan nghênh diễn biến trên, khẳng định Ukraine đã thực hiện được bước đi quan trọng việc hướng tới khôi phục tự do hàng hải ở Biển Đen.
Trước đó, Hải quân Ukraine thông báo hành lang nhân đạo tạm thời mới đã bắt đầu hoạt động từ ngày 10/8. Theo người phát ngôn của Hải quân, ông Oleh Chalyk, sử dụng hành lang này dự kiến sẽ là các tàu thương mại bị mắc kẹt tại các cảng bên bờ Biển Đen của Ukraine, chuyên chở các mặt hàng như ngũ cốc và các loại nông sản khác.
Hoạt động vận chuyển trên hành lang này sẽ được ghi lại bằng các camera được lắp trên các tàu, và được phát sóng để cho thấy đây đơn thuần là một "sứ mệnh nhân đạo" và không có mục đích quân sự.
LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ sáng kiến đạt được hồi tháng 7/2022, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua.
Sau thời hạn này, Nga không gia hạn thỏa thuận với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được các bên còn lại thực hiện. Moskva khẳng định ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Nga, nước này sẽ "ngay lập tức" trở lại thực hiện thỏa thuận./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Latvia sẽ xuất khẩu ngũ cốc Ukraine vào mùa Thu
07:09' - 16/08/2023
Latvia có thể bắt đầu xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua các cảng Latvia từ mùa Thu này, với khối lượng có thể lên đến một triệu tấn mỗi năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đề nghị Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ khổng lồ cho Ukraine
09:59' - 11/08/2023
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10/8 đã đề nghị Quốc hội phê duyệt khoản tài chính 40 tỷ USD chi tiêu bổ sung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Iraq cắt giảm xuất khẩu dầu thô
10:50'
Ngày 1/11, Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết nước này đã giảm sản lượng dầu và cắt giảm xuất khẩu dầu thô xuống còn 3,3 triệu thùng/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể trở thành trung tâm lương thực toàn cầu
09:10'
Thái Lan đang thảo luận với Nga để thúc đẩy quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chuyển hướng khỏi thị trường nông sản Mỹ
07:48'
Trung Quốc đã giảm mua hàng Mỹ và mua thêm ngũ cốc từ Brazil, Argentina, Ukraine và Australia, ngay cả khi nước này tăng cường sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Quy định mới đối với du khách khi đến "xứ sương mù"
21:55' - 01/11/2024
Từ ngày 27/11 tới, những người không phải công dân châu Âu có thể nộp đơn xin ETA và cần ETA để đi du lịch Anh từ ngày 8/1/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Các cử tri bỏ phiếu sớm mang lại hy vọng cho cả 2 ứng cử viên
20:07' - 01/11/2024
Hơn 62 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, phá vỡ kỷ lục ở một số bang và mang lại hy vọng cho cả 2 ứng cử viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng GDP tài khóa 2024
19:01' - 01/11/2024
Chính phủ Nhật Bản ngày 1/11 đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tài khóa hiện tại do xuất khẩu yếu hơn cản trở sự phục hồi kinh tế còn mong manh.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: "Cuộc đua" sít sao trong chặng đích
15:29' - 01/11/2024
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang tăng tốc di chuyển giữa các bang chiến trường quan trọng để vận động tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Cách Malaysia thu hút đầu tư nước ngoài
15:26' - 01/11/2024
Các nền kinh tế năng động trên toàn thế giới đang thu hút sự quan tâm của các tổ chức tài chính phương Tây, nhưng ít có nơi nào sôi động như ở Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế mới nổi châu Á vẫn là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu
14:56' - 01/11/2024
Theo báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu năm nay được thúc đẩy nhờ những động lực mới.