Mỹ: Đàm phán về gói cứu trợ kinh tế vẫn “giậm chân tại chỗ”
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đổ lỗi cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về sự thất bại của các cuộc đàm phán.
Ông Mnuchin cho biết ông đã nói chuyện với bà Pelosi qua điện thoại, song vị Chủ tịch Hạ viện không sẵn sàng thay đổi quan điểm trừ khi Nhà Trắng đồng ý chi ít nhất 2.000 tỷ USD như một phần của gói cứu trợ mới - một con số bị phía đảng Cộng hòa bác bỏ. Ở phía ngược lại, trong một tuyên bố chung, bà Pelosi và Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer chỉ trích Nhà Trắng đã tỏ ra cứng nhắc. Đồng thời, đảng Dân chủ vẫn từ chối việc chi 1.000 tỷ USD cho gói viện trợ mới theo đề xuất của Nhà Trắng.Tuyên bố chung cho hay phía đảng Dân chủ đã thỏa hiệp nhiều lần rằng họ sẵn sàng giảm chi 1.000 tỷ USD nếu Nhà Trắng tăng thêm mức tương đương.
Tuy nhiên, hai nghị sĩ này nhận định chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa hiểu được những vấn đề mà các gia đình Mỹ đang phải đối mặt có mức độ trầm trọng ra sao.
Như một biện pháp đối phó tạm thời, Tổng thống Trump mới đây đã ký bốn sắc lệnh, trong đó có một sắc lệnh về thanh toán khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung trị giá 400 USD/tuần cho người lao động mất việc làm.Con số này thấp hơn mức 600 USD được phê duyệt trong gói giải cứu 2.200 tỷ USD theo Đạo luật CARES thông qua hồi tháng Ba.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump đã gợi ý về đợt cắt giảm thuế lãi về vốn, điều chủ yếu sẽ có lợi cho các nhà đầu tư giàu có chuyên giao dịch chứng khoán.Bộ trưởng Mnuchin tin rằng nó sẽ giúp thúc đẩy đầu tư và phục hồi kinh tế, nhưng nghị sĩ Schumer đã lên tiếng chỉ trích những đề xuất này.
Ông Mnuchin cũng tiếp tục phản đối yêu cầu của đảng Dân chủ trong việc cung cấp viện trợ cho chính quyền các địa phương và tiểu bang, vốn bị mất một lượng lớn nguồn thu thuế khi các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa để chống dịch trên toàn quốc.Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng khoản chi từ gói cứu trợ trước đó vẫn còn và sẽ cho phép các bang chi trả 100 USD trong số 400 USD tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tuần cho người lao động mất việc làm.
Tuy nhiên, số liệu riêng của Bộ Tài chính đến ngày 23/7 cho thấy các thành phố lớn và các bang đông dân tại Mỹ đã sử dụng phần lớn nguồn tài trợ.Như bang California đã chi tiêu 75% khoản tiền này, trong khi thành phố Detroit sử dụng hơn 90% và thành phố New York là gần 100%.
Các nhà kinh tế lưu ý rằng áp lực tài trợ có thể khiến nhiều chính quyền tiểu bang và địa phương buộc phải sa thải các giáo viên, cảnh sát và nhân viên cứu hỏa của họ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán về gói kích thích mới vẫn chìm trong bế tắc
11:42' - 11/08/2020
Các cuộc đàm phán về gói cứu trợ mới giữa các quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ tại Quốc hội đã sụp đổ mà không đi đến được một thỏa thuận.
-
Tài chính & Ngân hàng
FED: Mỹ cần triển khai thêm một gói cứu trợ ứng phó dịch COVID-19
12:09' - 10/08/2020
Mỹ cần triển khai thêm một gói cứu hỗ trợ để đảm bảo người lao động có thể ở nhà an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.