Mỹ siết chặt xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong một thông báo, Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry khẳng định Washington không thể bỏ qua những ảnh hưởng tới an ninh quốc gia khi "Trung Quốc nỗ lực giành công nghệ hạt nhân bên ngoài trong quá trình hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Trung Quốc”.
Ông cho biết chính sách mới này, vốn có hiệu lực ngay lập tức, đưa ra những nguyên tắc xem xét toàn bộ việc chuyển giao công nghệ hiện nay và trong tương lai cho Trung Quốc.
Bộ Năng lượng Mỹ cũng nêu rõ sẽ không ngừng việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự sang Trung Quốc, song sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn. Hầu hết hợp đồng chuyển giao công nghệ hiện nay, được phê chuẩn trước ngày 1/1/2018, sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này.
Theo một số quan chức Bộ Năng lượng Mỹ, nhiều khả năng Mỹ sẽ từ chối cấp các giấy phép mới cho Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc.
Từ năm 2017, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã đánh giá khả năng Trung Quốc tìm cách nắm giữ công nghệ tiên tiến, thiết bị và vật liệu hạt nhân từ nhiều công ty của Mỹ.
Theo số liệu thống kê chính thức, năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự từ Mỹ sang Trung Quốc đạt 170 triệu USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn thứ 2 của Mỹ, chỉ sau Anh.
Giới chức Bộ Năng lượng Mỹ thừa nhận ngành công nghiệp hạt nhân của Washington có thể ảnh hưởng từ quyết định này trong ngắn hạn, song việc Trung Quốc tập trung cạnh tranh các sản phẩm hạt nhân của Mỹ có thể gây thiệt hại lâu dài đối với các thị trường toàn cầu và việc làm trong nước về lâu dài.
Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để ngỏ khả năng tiến hành thêm nhiều biện pháp nữa khiến nền kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News, Tổng thống Trump nhấn mạnh các biện pháp áp thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã có "tác động lớn" đối với nền kinh tế thứ 2 thế giới. Ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản đã bị suy giảm, đồng thời cảnh báo có thể gây thêm áp lực hơn nữa nếu ông muốn.
Tuy vậy, Tổng thống Trump khẳng định: "Tôi không muốn làm vậy, song Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán". Tổng thống Trump đổ lỗi cho những người tiền nhiệm vì đã cho phép Trung Quốc theo đuổi các hành vi thương mại mà ông cho là không công bằng, đồng thời nhấn mạnh "điều đó đã kết thúc".
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát từ tháng 7 vừa qua, khi chính quyền của Tổng thống Trump áp thuế mới đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, hiện đã lên đến 500 tỷ USD.
Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã tiến hành nhiều hành động trả đũa lẫn nhau thông qua các biện pháp thuế quan, bất chấp một loạt nỗ lực nhằm giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Jack Ma: Mỹ tổn thất nhiều hơn trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
20:02' - 10/10/2018
Ngày 10/10, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, tỷ phú Jack Ma, cảnh báo Mỹ sẽ tổn thất nhiều hơn trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại leo thang, tăng trưởng trong xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại
18:53' - 10/10/2018
Tăng trưởng trong xuất khẩu của Trung Quốc được dự đoán đã chậm hơn trong tháng 9/2018
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Trung Quốc không nên có động thái phá giá đồng nội tệ
17:46' - 10/10/2018
Trong nhiều tuần qua, đồng NDT đã giảm giá so với đồng USD, giảm 9% trong vòng 6 tháng, khiến hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn dù đang bị Mỹ áp thuế nhập khẩu cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này