Mỹ và Australia: Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải theo luật pháp quốc tế
Tuyên bố chung nêu rõ theo phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ và Australia khẳng những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông không có giá trị theo luật pháp quốc tế.
Tuyên bố nhấn mạnh Trung Quốc không thể đưa ra các yêu sách hàng hải trên Biển Đông dựa trên "đường 9 đoạn", "quyền lịch sử" hoặc toàn bộ các nhóm đảo trên Biển Đông, cho rằng hành động của Bắc Kinh không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Hai bên khẳng định phán quyết năm 2016 của PCA là quyết định cuối cùng và có tính ràng buộc, đồng thời nhấn mạnh tất cả các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải được đưa ra và giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Mỹ và Australia bày tỏ sự ủng hộ đối với quyền khai thác hợp pháp các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài khơi, bao gồm các dự án khai thác dầu mỏ và khí đốt lâu đời, cũng như đảm bảo nghề cá tại Biển Đông .
Tuyên bố chung cũng hoan nghênh tuyên bố gần đây của lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phải phù hợp với UNCLOS, đồng thời nhấn mạnh rằng bất cứ Bộ quy tắc nào cũng không được làm phương hại đến quyền và lợi ích của các quốc gia theo luật pháp quốc tế hoặc làm suy yếu cấu trúc khu vực.
Tuyên bố cho rằng các bên cần tăng cường cam kết không tham gia các hành động làm phức tạp và leo thang căng thẳng, đặc biệt là quân sự hóa ở Biển Đông.
Ngoài vấn đề Biển Đông, tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước cũng khẳng định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là trọng tâm của liên minh Mỹ-Australia và hai nước sẽ cùng hợp tác với ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc để duy trì một khu vực an toàn, thịnh thượng và dựa trên luật pháp quốc tế.
Mỹ và Australia cũng hoan nghênh Việt Nam, trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, thể hiện rõ sự đi đầu trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Về hợp tác khu vực, Mỹ và Australia tái khẳng định cam kết thúc đẩy các cuộc đối thoại 3 bên với Nhật Bản và các cuộc tham vấn 4 bên cùng với Nhật Bản và Ấn Độ. Hai bên nhấn mạnh vai trò của Hội nghị cấp cao Đông Á trong việc giải quyết những thách thức chính trị và an ninh; hoan nghênh và thừa nhận vai trò của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á (APEC) là diễn đàn kinh tế hàng đầu của khu vực góp phần củng cố sức mạnh, giúp khu vực chống đỡ trước các cú sốc kinh tế trong tương lai và giải quyết các mối đe dọa liên quan đếu sức khỏe con người, cụ thể là các bệnh truyền nhiễm, thúc đẩy đầu tư và giao thương trong khu vực.
Hai bên thể hiệp lập trường tiếp tục ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, đồng thời cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng; tăng cường hợp tác chống khủng bố, ứng phó và khắc phục những tác động của đại dịch COVID-19.
Về hợp tác quốc phòng song phương , Mỹ và Australia quyết tâm tăng cường hợp tác quốc phòng và thừa nhận sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ an ninh và thịnh vượng của khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông
15:07' - 25/07/2020
Trong một tuyên bố chính thức trình Liên hợp quốc (LHQ), Australia đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định cam kết ủng hộ COC trên Biển Đông và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
12:24' - 25/07/2020
Ngày 24/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Stilwel đưa ra lời khẳng định trên tại Hội nghị Quan chức cao cấp Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) diễn ra ngày 21/7.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở hầu hết Biển Đông
09:03' - 14/07/2020
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các tài nguyên ở ngoài khơi trên hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.