Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện ở mức cao kỷ lục
Tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở khu vực Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ trong mấy ngày qua đã dẫn tới mức độ tiêu thụ điện gia tăng cao, đặc biệt là tiêu thụ điện toàn quốc và miền Bắc trong ngày 21/5/2020 đã ở mức cao kỷ lục.
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 21/5 đã lên tới 789,6 triệu kWh.
Đây không chỉ là mức cao nhất từ đầu năm 2020 mà còn cao hơn cả ngày tiêu thụ điện lớn nhất của năm 2019 và cũng là mức cao kỷ lục mới. Công suất đỉnh của hệ thống điện toàn quốc ngày 21/5 tuy chưa vượt qua mức đỉnh của năm 2019 nhưng cũng ở mức rất cao khi lên tới gần 37.800 MW.
Nếu so sánh về số liệu công suất đỉnh trong ngày của hệ thống điện toàn quốc có thể nhận thấy, ngày 20/5 công suất đỉnh là 35.300 MW thì ngày 21/5 công suất đỉnh toàn quốc gia tăng thêm tới 2.500 MW tiêu thụ chỉ trong 1 ngày. Mức gia tăng này còn lớn cả công suất của cả Nhà máy thuỷ điện Sơn La (2.400 MW).
Đánh giá về tiêu thụ điện ở miền Bắc, ngày hôm qua 21/5 cũng ghi nhận mức tiêu thụ cao kỷ lục từ trước đến nay là 342 triệu kWh, cao hơn cả mức đỉnh của 2019. Tại thành phố Hà Nội, sản lượng tiêu thụ điện ngày 21/5 cũng ở mức rất cao, lên tới 85 triệu kWh tức là tương đương với mức đỉnh của năm 2019.
Như vậy, do tình hình nắng nóng gay gắt diện rộng kéo dài làm mức độ tiêu thụ điện gia tăng liên tục, chủ yếu do nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như điều hoà nhiệt độ tăng rất mạnh.
Theo tính toán cụ thể của chuyên gia kỹ thuật điện, trong những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, điện năng tiêu thụ của riêng điều hoà nhiệt độ trong gia đình có thể chiếm tới 60-65% tổng số lượng điện năng tiêu thụ. Để đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị và tiết kiệm sử dụng điện, chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo người sử dụng nên sử dụng quạt kết hợp khi bật điều hoà đặt ở mức 26-27 độ C trở lên vừa đảm bảo đủ mát, vừa giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.
Nắng nóng kéo dài cũng dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố lưới điện do nhiều thiết bị điện ở ngoài trời đã phải chịu đựng môi trường nhiệt độ cao dài ngày, ngay cả ban đêm cũng rất oi bức. Đối với các hộ gia đình, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện. Điều này dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường.
Với tình hình thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn trong mùa Hè, EVN tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Ngoài việc sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, người dân cũng không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện…) để giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, vừa đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến do mức sử dụng điện quá cao so với bình thường.../.
Tin liên quan
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết hôm nay 22/5: Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng gay gắt, chỉ số tia UV cực cao
07:55' - 22/05/2020
Dự báo thời tiết ngày 22/5, Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt, nguy cơ cao xảy ra cháy nổ, cháy rừng
-
Doanh nghiệp
Nắng nóng diện rộng, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm
15:14' - 21/05/2020
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ biểu dương EVN về giảm giá điện cho người dân và doanh nghiệp
11:01' - 15/05/2020
Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3636/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về chương trình giảm giá điện và an sinh xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Panasonic khai trương nhà máy sản xuất pin thứ 2 tại Mỹ giữa nhiều khó khăn
09:06' - 15/07/2025
Ngày 14/7, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản khai trương một nhà máy sản xuất pin lớn trị giá 4 tỷ USD tại Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.