Năm 2016, dư địa giảm lãi suất là rất khó
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương ngày 29/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, năm 2016 có một vấn đề cần đặc biệt phải quan tâm và đề nghị các bộ ngành, địa phương lưu ý là lạm phát.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, năm nay lạm phát thấp nhưng năm 2016 không loại trừ khả năng rất khó kiểm soát ở mức dưới 5%, bởi theo đánh giá dư địa để giảm giá các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là dầu thô còn rất ít, thậm chí còn có chiều hướng tác động ngược trở lại chút ít.
Mặt khác các mặt hàng thuộc diện nhà nước hỗ trợ cũng phải điều chỉnh, cũng như áp lực tăng trưởng kinh tế 6,7% thì lạm phát có chiều hướng khó trong kiểm soát.
“Đề nghị các bộ ngành, địa phương quản lý tốt về giá, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu, ngoại trừ giá năng lượng phụ thuộc vào giá thế giới”, Thống đốc nói.
Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, định hướng chung của năm 2016 là sẽ cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất ổn định như năm 2015, nếu được có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống nữa từ 0,3 – 0,5%.
“Điều hành tỷ giá cũng cố gắng duy trì ổn định chứ không cố định. Trong những tháng đầu năm sẽ có cơ chế điều hành tỷ giá mới cho phù hợp với biến động rất lớn từ thị trường tài chính tiện tệ quốc tế, vừa mang tính linh hoạt nhưng vẫn xoay quanh chiều hướng ổn định”, Thống đốc chia sẻ.
Về tăng trưởng tín dụng, duy trì mức dưới 20% đảm bảo tương xứng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7%, đảm bảo hỗ trợ cho thị trường trái phiếu bởi năm 2016 lượng phát hành trái phiếu là khá lớn. Lượng tiền cung ứng duy trì mức khoảng 16 – 18%. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, trước các biến động thì với các chính sách đó có thể làm được trong năm 2016 đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế.
Đánh giá về việc điều hành chính sách trong năm 2015, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, vấn đề lãi suất đã được bàn bạc rất kỹ, dù lạm phát năm 2015 rất thấp, chưa đến 1% nhưng phân tích lại chủ yếu do yếu tố bên ngoài tác động vào, đặc biệt là giá dầu và các mặt hàng thiết yếu của quốc tế.
Nếu loại bỏ những yếu tố bất thường đó, thì năm 2014 lạm phát ở mức 4,97% cũng xấp xỉ 5% theo mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra. Năm 2015 lạm phát cũng ở mức xung quanh 3% nếu loại trừ các yếu tố bất thường.
Mặt bằng lãi suất hiện nay được cho là rất phù hợp với định hướng lâu dài là làm sao duy trì lạm phát ở mức dưới 5%. Từ phân tích nói trên cho thấy, dư địa để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất xuống nữa là rất khó. Nếu giảm bây giờ có thể đạt được trong ngắn hạn những sẽ ảnh hưởng tới lâu dài.
Thống đốc cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2015 nhiều áp lực tăng lãi suất bởi tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng rất mạnh, hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 đạt xấp xỉ 18% trong khi tốc độ huy động vốn chỉ có hơn 13%. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng thì đòi hỏi huy động vốn rất nhiều, trong khi phải dành nguồn vốn rất lớn hỗ trợ cho trái phiếu chính phủ, cũng như phải đứng trước biến động của tỷ giá.
“Để ổn định tỷ giá thì phải tăng lãi suất nhưng chúng ta đã kiên quyết ưu tiên giữ ổn định mặt bằng lãi suất, tạo đà phục hồi kinh tế, phát triển cho các doanh nghiệp. Chúng ta đã làm thành công việc ổn định tỷ giá trong thời gian vừa qua”, Thống đốc khẳng định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi bằng USD còn 0%/năm
20:21' - 17/12/2015
Từ ngày mai (18/12), lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và tiền gửi của cá nhân là 0%/năm.
-
Ngân hàng
Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ điều chỉnh giá USD
12:08' - 15/12/2015
Sáng nay, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ điều chỉnh giá đô la Mỹ ở chiều mua vào thêm 90 đồng sau nhiều ngày giữ ổn định ở mức 21.800 đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính gỡ vướng tài chính với mô hình chính quyền địa phương hai cấp
07:53' - 27/07/2025
Bộ Tài chính sẽ có 06 tổ công tác phối hợp với các tỉnh, thành phố để cùng với các địa phương lắng nghe, giải quyết trực tiếp nhưng vướng mắc trong tài chính - ngân sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
Kỷ lục về phát hành trái phiếu – tín hiệu đẩy mạnh đầu tư công của Trung Quốc
15:25' - 26/07/2025
Bộ Tài chính Trung Quốc (MOF) cho biết giá trị phát hành trái phiếu chính phủ của Trung Quốc đã đạt mức cao lịch sử trong nửa đầu năm nay, khi Trung Quốc thực hiện chính sách tài chính chủ động hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD giằng co giữa dữ liệu kinh tế tích cực và áp lực chính trị
14:20' - 26/07/2025
Đồng USD đã tăng giá trong phiên giao dịch ngày 25/7, được hỗ trợ bởi các dữ liệu kinh tế vững chắc cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự báo về xu hướng lãi suất của các ngân hàng trung ương
08:25' - 26/07/2025
Dưới đây là bức tranh tổng quan về lập trường chính sách tiền tệ của 10 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo khẩn hỗ trợ tín dụng khắc phục hậu quả bão số 3
17:30' - 25/07/2025
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, đánh giá thiệt hại và tình hình tài chính của khách hàng đang vay vốn, từ đó áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết.
-
Tài chính & Ngân hàng
BVBank cho vay tiêu dùng xanh và thanh toán học phí chỉ từ 0,58%/tháng
08:39' - 25/07/2025
Khách hàng cá nhân có thể vay vốn với lãi suất chỉ từ 0,58%/tháng, hạn mức tối đa lên tới 300 triệu đồng và thời hạn vay kéo dài đến 60 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần thế chấp tài sản.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK “lột xác” app ngân hàng số mới
21:34' - 24/07/2025
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa chính thức trình làng nền tảng ngân hàng số thế hệ mới mang tên ABBANK, thay thế cho phiên bản AB Ditizen trước đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB giữ nguyên lãi suất
20:02' - 24/07/2025
Ngày 24/7, Hội đồng Điều hành của ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã giữ nguyên lãi suất, sau khi cắt giảm 8 lần trong một năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự báo có thể giữ nguyên lãi suất
14:46' - 24/07/2025
ECB đã hạ lãi suất chính sách từ 4% xuống 2% chỉ trong vòng một năm, sau khi kiểm soát được đà tăng giá cả do tác động của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine.