Năm 2017 sẽ tăng độ che phủ rừng lên 41,25%
Năm 2017, ngành lâm nghiệp sẽ bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng lên 41,25%, góp phần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai.
Đó là mục tiêu trọng tâm của ngành lâm nghiệp đưa ra tại hội nghị “Tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017” của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ngày 19/12 tại Hà Nội.
Ngành lâm nghiệp cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2017 đạt 6,2- 6,5%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 7,3-7,5 tỷ USD.
Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2016, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của ngành có 4/6 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Đó là chuẩn bị cây giống, trồng cây phân tán, chăm sóc rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh.
Hai chỉ tiêu không đạt là trồng rừng tập trung ước chỉ đạt 96% kế hoạch năm (trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 84%, trồng rừng sản xuất đạt 101% kế hoạch); diện tích rừng được khoán bảo vệ theo nguồn ngân sách trung ương chỉ đạt 62% kế hoạch.
Bên cạnh đó, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2016 ước tăng 6,5%. Thị trường sản phẩm gỗ và lâm sản tiếp tục phát triển tạo điều kiện cho chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ được duy trì, phát triển. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ước cả năm đạt 7,3 tỷ USD, tăng 1% so với 2015.
Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt ước đạt 17,3 triệu m3, vượt 23,6 % kế hoạch năm 2016. Dịch vụ môi trường rừng cả năm thu được khoảng 1.218,2 tỷ đồng. Đây là những chỉ tiêu chính, góp phần quan trọng vào phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Trước một số tồn tại, hạn chế như còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ, diện tích rừng bị thiệt hại do cháy tăng và một số chỉ tiêu ngành không đạt, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, các giải pháp của ngành đặt ra không chỉ trong năm tới mà đã triển khai trong nhiều năm qua nhưng năm 2017 phải quyết liệt và sáng tạo hơn, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, ngành sẽ tập trung vào tái cơ cấu ngành, đó là quản lý giống, quản lý về phát triển rừng từ gỗ nhở sang gỗ lớn để phát triển chuỗi giá trị, có cơ chế để doanh nghiệp kinh doanh, chế biến liên kết với chủ rừng theo mô hình quản lý rừng bền vững.
Cùng với việc phát triển liên kết này, phải thực hiện mạnh mẽ việc sắp xếp các công ty lâm nghiệp. Trong chế biến, giảm tỷ lệ chế biến dăm bằng công nghệ MDF, phát triển công nghiệp viên nén, công nghiệp gỗ ghép…
Về thị trường, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho hay, sẽ đẩy mạnh thị trường trong nước, hình thành chuỗi cung trong nước. Theo đó, sẽ hình thành 3 khu công nghệ cao của lâm nghiệp. Đây cũng là khu sản xuất tập trung công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến gỗ và là trung tâm giới thiệu các sản phẩm lâm nghiệp trong nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng đến quản lý ngành lâm nghiệp theo chuỗi
18:27' - 12/10/2016
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết chúng ta phải quản lý ngành lâm nghiệp theo chuỗi gắn với tái cơ cấu ngành, thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai ứng dụng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp
15:03' - 12/08/2016
Ngày 12/8, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết việc triển khai phần mềm ứng dụng theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp mới sẽ cho phép cập nhật diễn biến rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 1.700 ha đất lâm nghiệp tỉnh Gia Lai bị biến thành đất sản xuất
08:55' - 11/08/2016
Nhiều năm qua, bất chấp sự quản lý của ngành chức năng, hơn 1.700 ha đất rừng tại địa phận thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã biến thành đất sản xuất của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế số
Khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại biên giới Thái Lan - Campuchia
18:12' - 25/07/2025
Về tình hình biên giới Thái Lan - Campuchia, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao khuyến cáo:
-
Kinh tế số
Trang bị kỹ năng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ
16:28' - 24/07/2025
Trong nền kinh tế số, doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp do nữ làm chủ cần trang bị kiến thức nền tảng về “phòng vệ số” để đảm bảo an toàn vận hành và hành trình phát triển của doanh nghiệp
-
Kinh tế số
Đề xuất hỗ trợ người dân tối đa 2,5 triệu đồng để lắp điện mặt trời mái nhà
22:13' - 19/07/2025
Tuy nhiên, tổng số tiền hỗ trợ không vượt quá 2,5 triệu đồng/hộ. Chính sách dự kiến có hiệu lực đến ngày 1/1/2031
-
Kinh tế số
Nhiều chuyến bay quốc tế bị ảnh hưởng do cơn bão số 3
22:10' - 19/07/2025
Trước đó, trong ngày 19/7, do thời tiết xấu tại các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhiều chuyến bay của hãng đã phải tạm dừng khai thác, chuyển hướng hạ cánh tại sân bay khác
-
Kinh tế số
Thông hầm Đèo Ngang nối Quảng Trị với Hà Tĩnh
12:46' - 16/07/2025
Sáng 16/7, Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ Xây dựng) và Công ty cổ phần Sông Đà 10 đã tổ chức Lễ thông hầm Đèo Ngang nối giữa hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh.
-
Kinh tế số
Hà Nội dự kiến hỗ trợ thu đổi khoảng 450.000 xe máy xăng trong khu vực Vành đai 1
12:02' - 15/07/2025
Thành phố Hà Nội đang nghiên cứu cơ chế hỗ trợ thu đổi khoảng 450.000 xe máy sử dụng xăng trong khu vực Vành đai 1.
-
Kinh tế số
Phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị hiện đại
16:57' - 10/07/2025
Xã Như Quỳnh cần tận dụng, phát huy các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, tốc độ phát triển kinh tế… để phát triển đô thị theo hướng hiện đại, bền vững, thông minh.
-
Kinh tế số
Truy xuất nguồn gốc để xây dựng nền kinh tế số minh bạch và cạnh tranh
19:01' - 08/07/2025
Việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả và cạnh tranh.
-
Kinh tế số
Vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền 2 cấp
11:57' - 01/07/2025
Việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức các tỉnh, thành phố.