Năm 2021, cổ phiếu ngành lúa gạo có tăng trưởng như kỳ vọng?
Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina gây mưa được kỳ vọng tiếp diễn tới tháng 3/2021, sau đó có xu hướng giảm dần và chuyển dần sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm 2021. Như vậy, tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long trong mùa khô năm 2021 được dự báo sẽ ít nghiêm trọng hơn so với năm 2019 và năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa gạo tại khu vực.
Đối với khu vực phía Bắc, rét đậm rét hại được dự báo kéo dài tới tháng 2 năm 2021 có thể sẽ tác động tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo dự báo của hãng dịch vụ tài chính Fitch Solutions, sản lượng gạo sản xuất trong năm 2021 có thể đạt hơn 27,4 triệu tấn, tương ứng với mức tăng trưởng 1,1% so với năm 2020. Xuất khẩu gạo năm 2021 của Việt Nam được kỳ vọng tăng nhẹ, tăng 1,6% so với năm 2020.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực được kỳ vọng vẫn ở mức cao.
Dự báo trong năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu ước đạt 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020; trong đó, các quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines tăng 13%, Bờ Biển Ngà tăng 9,1%, Ghana tăng 5,6% và EU tăng 2,1%. Đây là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Riêng thị trường Trung Quốc và Malaysia, nhờ sản lượng gạo sản xuất nội địa phục hồi, nhập khẩu được dự báo giảm hơn 4% trong năm 2021.
Trong khi đó, Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì vị thế là nhà xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng nhẹ ở mức 1,6% so với năm 2020. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn gặp phải thách thức lớn từ các đối thủ cạnh tranh chính như Thái Lan với mức dự báo tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu gạo của nước này năm 2021 đạt lần lượt 5,35% và 27,3% so với năm 2020.
Ngành lúa gạo được cho là sẽ nâng cao giá trị xuất khẩu do giá gạo thế giới dự báo bình ổn ở mức cao. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), giá gạo thế giới sẽ bình ổn và khó tăng mạnh trong giai đoạn 2021- 2024 do nguồn cung gạo tại các quốc gia sản xuất lúa gạo chính tại khu vực châu Á tăng trưởng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi hơn trong năm 2021.
Tuy nhiên, giá gạo được kỳ vọng tiếp tục giữ ở mức giá cao, khoảng 490 - 500 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, cao hơn 22,7% so với mức giá thấp trong giai đoạn 2015 - 2019.
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS cho rằng ngành lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2021, kỳ vọng doanh thu toàn ngành tăng trưởng ở mức 1,6% so với năm 2020.
FPTS cho rằng, giá gạo thế giới tiếp tục ở mức cao, tăng trưởng xuất khẩu ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu gạo cao cấp đem lại giá trị gia tăng cao từ các hiệp định thương mại.
Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống tại khu vực châu Á và châu Phi, ngành gạo Việt Nam đang dần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản như gạo thơm, gạo nếp, gạo lứt, gạo hữu cơ… với giá bán gạo cao hơn từ 20 - 50% so với gạo trắng, kỳ vọng đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nông dân trồng lúa.
Một số hiệp định thương mại với tiềm năng nâng cao giá trị xuất khẩu ngành lúa gạo Việt Nam. Theo đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 tại Việt Nam, tạo cơ hội xuất khẩu gạo tới các quốc gia trong khối. FPTS đánh giá, ngành gạo Việt Nam có cơ hội tại thị trường Australia và Singapore.
Theo đó, Australia xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Thực tế, trong 11 tháng năm 2020, sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Australia đạt mức tăng trưởng 57,01%, tương ứng xấp xỉ 10% thị phần gạo nhập khẩu của nước này; trong đó, gạo thơm chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu, đạt tăng trưởng trên 51% so với cùng kỳ năm 2019.
Một số loại gạo khác có mức tăng trưởng xuất khẩu cao đều là các sản phẩm gạo cao cấp có giá trị gia tăng cao như gạo giống Nhật tăng 32,5%, gạo lứt tăng 190%, gạo nếp tăng 814,1%…
Singapore cũng xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2020, sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Singapore đạt hơn 0,1 triệu tấn, tăng trưởng 13,01% so với cùng kỳ năm 2019; gạo thơm chiếm chủ yếu với 57,7%.
Đối với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 cũng mang lại nhiều lợi ích cho ngành gạo Việt Nam. Theo đó, EU sẽ miễn thuế nhập khẩu cho 80.000 tấn gạo từ Việt Nam, xấp xỉ 3,3% sản lượng nhập khẩu hàng năm của EU, bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo thơm.
Việc miễn thuế nhập khẩu được kỳ vọng đem lại lợi thế cho gạo Việt Nam tại thị trường EU so với một số quốc gia xuất khẩu khác như Campuchia và Myanmar (chiếm hơn 30% thị phần gạo nhập khẩu của EU trong năm 2019) khi bị áp mức thuế 125 EUR/tấn tới hết năm 2021.
Lũy kế trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đạt khoảng 30,8 triệu USD, tăng trưởng 27,5% so với cùng kỳ năm 2019. Gạo thơm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU, tăng 48,8% so với cùng kỳ và chiếm 58,7% cơ cấu sản lượng xuất khẩu. Kế đến là gạo lứt với 25,4% cơ cấu sản lượng xuất khẩu gạo từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hiệp định của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) và thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam, Hàn Quốc đã phân bổ hạn ngạch 55.112 tấn cho Việt Nam từ ngày 1/1/2020, thuế nhập khẩu ở mức 5%. Hạn ngạch được phân bổ cho Việt Nam cao hơn mức hạn ngạch 28.494 tấn của Thái Lan, một trong những đối thủ chính của gạo Việt Nam xuất khẩu. Từ năm 2015, gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc đều chịu mức thuế 513%.
Nhờ đó, trong 10 tháng 2020, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 47.000 tấn, gấp khoảng 62 lần so với cùng kỳ năm 2019, gồm các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo lứt, gạo hữu cơ…
Tuy nhiên, các thị trường trên đều là những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng nông sản, rào cản kỹ thuật, khả năng truy xuất nguồn gốc, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam phải liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới.
Thực tế, ngành lúa gạo có nhiều tiềm năng tăng trưởng và cổ phiếu ngành này cũng có cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, cơ hội không chia đều cho tất cả các mã cổ phiếu trong ngành.
Trên thị trường chứng khoán, một số mã cổ phiếu ngành gạo có mức tăng rất mạnh trong năm 2020. Cụ thể, cổ phiếu LTG của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tăng tới gần 34%, AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang tăng 26,6%, BLT của Công ty cổ phần Lương thực Bình Định tăng gần 99%. Nếu so với mức tăng của gần 14,2% của chỉ số VN - Index trong năm 2020, rõ ràng những mã cổ phiếu ngành gạo này đã có mức tăng trưởng rất mạnh trong năm vừa qua.
Dù vậy, vẫn có những cổ phiếu ngành gạo có mức giảm mạnh. Đơn cử, cổ phiếu TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Cổ phiếu TAR đã giảm 16,4% trong năm 2020. Từ đầu năm 2021 đến nay, cổ phiếu này giảm 19,5% xuống 19.400 (chốt phiên 29/1). TAR hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh và xuất khẩu gạo thương hiệu, có khả năng sản xuất hơn 360.000 tấn gạo/năm.
Hay như NSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam cũng giảm gần 10% trong năm 2020. Đây là doanh nghiệp nội địa có thị phần số 1 Việt Nam trong mảng kinh doanh giống cây trồng chiếm khoảng 20% thị phần, dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển giống, có khả năng sản xuất hơn 140.000 tấn hạt giống và 100.000 tấn gạo/năm.
Diễn biến chung của cổ phiếu ngành lúa gạo từ đầu năm 2021 đến nay cũng không mấy tích cực, trong bối cảnh thị trường chung rơi vào điều chỉnh./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Liên đoàn Lúa gạo Campuchia thúc đẩy xuất khẩu gạo hữu cơ năm 2021
20:03' - 12/01/2021
Theo Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), nước này đã xuất khẩu 11.200 tấn gạo hữu cơ trong năm 2020, tăng nhẹ 1,2% so với năm 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Trà Vinh thành lập Liên hiệp hợp tác xã lúa gạo
20:02' - 25/12/2020
Ngày 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh thành lập Liên hiệp Hợp tác xã lúa gạo Trà Vinh- Liên hiệp Hợp tác xã đầu tiên của tỉnh hoạt động theo Luật hợp tác xã.
-
Kinh tế Thế giới
Viện Tầm nhìn châu Á đề xuất thành lập Hiệp hội lúa gạo ACMECS
19:48' - 11/11/2020
Viện Tầm nhìn châu Á đề xuất 5 nước thành viên Tổ chức Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mekong gồm Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar thành lập Hiệp hội lúa gạo khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đậm sắc xanh phiên 25/2
18:18' - 25/02/2021
Chứng khoán châu Á đậm sắc xanh phiên 25/2
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp nhựa trước thách thức về nguyên liệu
16:39' - 25/02/2021
Biến động giá các loại nguyên liệu nhựa và tỷ giá đồng USD/VND có thể làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp đối với các doanh nghiệp nhựa; trong đó, Công ty cổ phần Nhựa Thiều niên Tiền Phong.
-
Chứng khoán
PNJ dự kiến chi trên 180 tỷ đồng trả cổ tức
09:44' - 25/02/2021
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán) thông báo thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 2/2020 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 8%.
-
Chứng khoán
Imexpharm bị truy thu hơn 4 tỷ đồng do vi phạm về thuế
09:12' - 25/02/2021
Tổng cục Thuế vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế qua kiểm tra chấp hành pháp luật thuế đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán: IMP).
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới phiên 24/2 đồng loạt tăng nhờ tin tức mới về vaccine ngừa COVID-19
07:57' - 25/02/2021
Chứng khoán châu Âu và Mỹ đồng loạt đi lên trong phiên 24/2 nhờ thông tin rằng một loại vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới có thể sớm được thông qua và lưu hành.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống phiên 24/2
17:19' - 24/02/2021
Chốt phiên 24/2, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,6%, xuống 29.671,7 điểm, chỉ số Hang Seng giảm 3,1%, xuống 29.681,97 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite giảm 2%, xuống 3.564,08 điểm.
-
Chứng khoán
18 triệu cổ phiếu HHP chuyển giao dịch sang sàn HoSE
14:55' - 24/02/2021
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vừa thông báo chấp thuận cho Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng được niêm yết 18 triệu cổ phiếu trên HoSE với mã chứng khoán HHP.
-
Chứng khoán
Nguy cơ “bong bóng” đằng sau giá trị thị trường của Lucid Motors
12:45' - 24/02/2021
Cổ phiếu Churchill Capital IV Corp đã giảm hơn 40% trong phiên giao dịch ngày 23/2 khi vụ sáp nhập với Lucid Motors làm dấy lên lo ngại về giá trị thực của một công ty còn chưa bắt đầu sản xuất.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương sẽ mua 2,3 triệu cổ phiếu IDJ
09:38' - 24/02/2021
Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương sẽ mua 2,3 triệu cổ phiếu IDJ với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu