Năm 2021, nhiều cơ hội để kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới
Theo đó, các hiệp định như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… mà Việt Nam ký kết tiếp tục mở ra những cánh cửa lớn cho Việt Nam đi vào thị trường thế giới trong năm tới.
Cùng với đó, là những cơ hội của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo và đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp trong kết nối, đổi mới sáng tạo…cũng sẽ góp phần giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
* Nhiều cơ hội
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Chính phủ đã tăng chỉ tiêu GDP năm 2021 từ 6% lên 6,5% khi Việt Nam đã vượt qua một năm 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 và đặc biệt dịch COVID-19 vẫn đang biến phức tạp.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng, chỉ tiêu GDP 6,5% có khả thi hay không tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Đó là, Việt Nam có tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh hay không. Thứ hai, nền kinh tế thế giới cũng phải ổn định, các quốc gia phải kiểm soát được dịch bệnh. Các thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc… phải có sự ổn định thì Việt Nam mới có thể khai triển được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam ký kết như CTTPP, EVFTA… mở ra những cánh cửa lớn cho Việt Nam đi vào thị trường thế giới. Năm 2021, những lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam sẽ tiếp tục có cơ hội phát triển là nông nghiệp, công nghiệp, xuất nhập khẩu.
Ngoài ra còn có các thị trường như tài chính, chứng khoán, bất động sản… Đặc biệt, với đà tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo hiện nay, Việt Nam sẽ có thể gia nhập nhóm các nước công nghiệp mới nổi trong vài năm tới.
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết, trong điều kiện bình thường, mục tiêu tăng trưởng 6,5% là hoàn toàn khả thi nhưng trong điều kiện hiện tại, đây sẽ là thách thức không nhỏ bởi năm 2021 là năm khởi đầu của chu kỳ 5 năm kế hoạch kinh tế - xã hội 2021-2025.
Năm 2021, ông Thúy kỳ vọng ở sự đóng góp của các ngành chế biến thực phẩm; dệt may; da giày; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
Cùng với đó, ngành xây dựng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2020 với các dự án đường cao tốc đang được triển khai và sẽ hoàn thành trong năm 2021. Ngành sản xuất điện sẽ có đóng góp quan trọng với dự kiến tăng công suất phát điện thêm trên 6.200 MW với việc hoàn thành nhiều nhà máy điện gió và điện mặt trời tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Cùng với đó, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh vẫn là việc phải liên tục được thực hiện mạnh mẽ...
Cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho sản phẩm nông sản; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, nhất là hàng tạm nhập, tái xuất, hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; tăng cường nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó và khắc phục kịp thời với những biến động bất lợi trên thị trường thế giới.
“Để nền kinh tế có thể hòa nhập, không bị bỏ lại phía sau trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần xây dựng kế hoạch, phương thức cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới, các nước nắm giữ công nghệ nguồn có năng lực quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao đầu tư vào Việt Nam”, ông Thúy đề nghị.
*Chủ động kết nối, đổi mới sáng tạo
Ông Phạm Việt Hoài, Chủ tịch Công ty cổ phần Kym Việt cho biết, với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc ứng dụng kinh tế số, công nghệ số vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả tích cực, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Cụ thể, tại Kym Việt, 7 năm trước, khi bắt đầu khởi nghiệp, sản phẩm thuần túy là thủ công. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, hoạt động này dần có sự thay đổi nhất định. Theo đó, các hoạt động thiết kế được làm trên máy, chọn mẫu, nguyên liệu cũng dễ dàng hơn, nhưng đặc thù của sản phẩm thủ công là sự mộc mạc, tinh tế nên trong hoạt động sản xuất, công nghệ chỉ hỗ trợ một phần.
Trong những năm tới, Kym Việt mong muốn mở rộng kết nối. Theo đó, Kym Việt đang đề nghị một công ty công nghệ làm ra những con chip có chức năng như robot nhưng được bao bọc bởi một con giống xinh đẹp do Kym Việt sản xuất. Các con giống có khả năng tương tác, kết nối học viên, trả lời các câu hỏi trong quá trình học tập. Hy vọng dự án sẽ sớm thành công.
Trong khi đó, ông Huỳnh Công Huy, Giám đốc dự án, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (Sài Gòn VRG) cho biết, Việt Nam hiện đang là điểm đến thu hút đầu tư, nhiều doanh nghiệp FDI đã mở rộng sản xuất và đầu tư ở Việt Nam, nhất là khu vực phía Nam.
Với nền tảng là nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, Sài Gòn VRG đã hợp tác thành công với Tập đoàn First Solar Hoa Kỳ (First Solar), một trong những công ty năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới để lắp đặt các tấm pin mặt trời cho các nhà máy tại các khu công nghiệp, giúp các chủ đầu tư tối đa hoá lợi nhuận, thân thiện với môi trường.
“ Việc ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào sản xuất, lắp đặt đã giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, theo kịp với xu hướng đầu tư và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.”, ông Huỳnh Công Huy cho biết.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Duy Đông cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển từ chuyển đổi số. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã tăng tốc trên lộ trình chuyển đổi số và đạt được những kết quả tác động rõ rệt đối với người dân cũng như nền kinh tế.
Việt Nam đã tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ... Chuyển đổi số nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.
Chuyển đổi số không còn là trào lưu mà đã trở thành con đường tất yếu giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả quản trị hoạt động kinh doanh, thích ứng với bối cảnh mới về công nghệ, thị trường, thị hiếu khách hàng…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu kinh tế Việt Nam đầu năm tích cực nhưng vẫn còn đó nỗi lo
17:36' - 06/02/2021
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc với những điểm sáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp châu Âu nhận định gì về kinh tế Việt Nam năm 2021?
12:07' - 03/02/2021
Các doanh nghiệp châu Âu kết thúc năm 2020 với góc nhìn lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG: Chuyên gia đề xuất giải pháp phát triển bền vững kinh tế Việt Nam
21:25' - 30/01/2021
Nhân Đại hội XIII của Đảng, Giáo sư Trần Văn Thọ, nguyên Giáo sư Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Tokyo
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Séc: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
12:08' - 26/01/2021
Nhân dịp diễn ra Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thông Séc đã có hàng loạt bài đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến độ các dự án đầu tư công bị chậm lại
19:08'
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2 vừa qua có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trùng với đợt bùng phát dịch COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố nên tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công bị chậm lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
16:28'
Tính đến hết tháng 2/2021, gần 452.000 tài khoản đăng ký; hơn 34 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái và trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên Quang ưu tiên phát triển kinh tế lâm nghiệp
15:42'
Tuyên Quang đang thực hiện nhiều giải pháp với mục tiêu trở thành địa phương hình mẫu phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phương án tổ chức giao thông đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan
13:29'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh về việc tổ chức giao thông tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn – Túy Loan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện đưa vào vận hành trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi
11:23'
Rạng sáng 7/3, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) đã hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành hạng mục mở rộng trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Lạt đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
10:39'
Trong những năm qua, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng là địa phương phát triển vượt bậc về nông nghiệp công nghệ cao và được xem là trung tâm sản xuất nông nghiệp hiện đại tiên phong của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang thu hút đầu tư nước ngoài vào 5 lĩnh vực trụ cột
09:07'
Tỉnh Kiên Giang thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài trên địa bàn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch để thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam lần đầu lọt nhóm có Chỉ số Tự do kinh tế trung bình
21:55' - 06/03/2021
Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có Chỉ số Tự do kinh tế ở mức trung bình, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam có cơ sở trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045
20:02' - 06/03/2021
Chiều 6/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045”.