Năm 2021 sẽ giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách
Bộ Nội vụ cho biết, tổng số người tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, được Bộ thẩm tra từ năm 2015 đến ngày hết tháng 9/2018 là 40.203 người; trong đó năm 2015 là 5.778 người; năm 2016 là 11.923 người; năm 2017 là 12.660 người và 9 tháng năm 2018 là 9.842 người.
* Trên 68% biên chế tinh giản là ở các đơn vị sự nghiệp công lập Thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Chính phủ, trong 2 năm 2016 - 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện giảm 2,9% so với biên chế được giao năm 2015; năm 2018 giảm 1,7% so với biên chế công chức được giao năm 2015. Như vậy, trong 3 năm (2016, 2017, 2018) biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện giảm 12.434 biên chế (giảm 4,6%) so với số biên chế được giao năm 2015. Bộ Nội vụ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện năm 2019 giảm 2% so với biên chế được giao năm 2015. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1016/QĐ-TTg về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019, trong đó giảm 5.458 biên chế so với năm 2018. Cùng với đó, Bộ Nội vụ đang thực hiện giao biên chế sự nghiệp (người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập) của bộ, ngành và thẩm định biên chế sự nghiệp của các địa phương theo đúng chủ trương: Bảo đảm đến năm 2021 giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015. Trong đó, năm 2018, 18 bộ, cơ quan ngang bộ được giao số lượng người làm việc giảm 16.531 người so với năm 2015. Bộ đã thẩm định xong số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2018 đối với 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm được 57.361 người so với tổng số lượng người làm việc được HĐND phê duyệt năm 2015 và Bộ Nội vụ thẩm định, bổ sung năm 2016, 2017. Trong tổng số 40.203 biên chế đã tinh giản tính đến ngày 30/9/2018 có 34.729 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, chiếm 86,39%; số hưởng chính sách thôi việc ngay là 5.405 người, chiếm 13,44%. 29 người hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học (chiếm 0,07%) và 40 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (chiếm 0,10%). Số biên chế tinh giản được chủ yếu là ở các đơn vị sự nghiệp công lập: 27.350 người, chiếm 68,03%. Các cơ quan của Đảng, đoàn thể tinh giản được 1.682 người; các cơ quan hành chính là 4.773 người; cán bộ, công chức cấp xã là: 6.184 người; doanh nghiệp nhà nước: 198 người và hội là 16 người. * Cơ bản xây dựng xong Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập Bộ Nội vụ cho biết, đã phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan tổ chức hành chính đối với 20 bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) và 63 tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đang triển khai xây dựng và phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý. Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, địa phương cũng đã cơ bản triển khai thực hiện xong. Để tổ chức triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 107/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ.Theo đó, Bộ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về vị trí việc làm và các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gắn với từng vị trí việc làm để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền phù hợp với quy định của Đảng và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức để làm căn cứ xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương mới.
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức và cơ cấu của các đối tượng trong lực lượng vũ trang, xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, tinh giản biên chế theo chỉ tiêu đã được phê duyệt đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý./.
Quy định về kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Tổng cục ThuếTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cải cách tiền lương để nâng cao năng suất lao động
11:19' - 16/09/2018
Chính phủ của nhiều nước phát triển đang cải cách đối với chính sách tiền lương của người lao động trong bối cảnh phải ứng phó tình trạng bất bình đẳng xã hội và tăng trưởng lương ì ạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải cách tiền lương: Tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp
12:24' - 15/09/2018
Trong khu vực doanh nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách tiền lương: Đảm bảo công bằng cho người lao động
12:17' - 15/09/2018
Trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương, tiền lương trong khu vực công từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng và lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ ban hành Nghị định bổ sung trường hợp tinh giản biên chế
21:43' - 04/09/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.