Năm 2022, Tp. Hồ Chí Minh dự kiến khai thác 20 công trình trọng điểm
Đây là nội dung được đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2022 của Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh chiều 11/1.
Theo đó, một số dự án dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác năm 2022 gồm cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long; mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng Doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa; xây dựng mới cầu Bưng, cầu Bà Hom; mở rộng đường Đồng Văn Cống (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố 2 đến nút giao thông Mỹ Thủy); cầu Rạch Kè, cầu Rạch Kinh, cầu Chuối Nước, cầu Kênh B (nhánh 2), cầu Kênh A (nhánh 2), cầu Vàm Sát 2; hệ thống thoát nước và mở rộng đường Trần Đại Nghĩa; các dự án chống xói lở bờ sông khu vực cầu Phước Lộc, cầu Long Kiểng, cầu Giồng Ông Tố; chống sạt lở bán đảo Thanh Đa; dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2… Ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2022, Sở Giao thông Vận tải đặt mục tiêu giải ngân kế hoạch vốn được giao đạt trên 95%; mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn thành phố đạt 2,32 km/km²; chiều dài đường tăng thêm khoảng 41 km, số cầu tăng thêm 18 cầu.Ngành giao thông thành phố cũng sẽ tập trung, phấn đấu khởi công các công trình trọng điểm là đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, Quốc lộ 50, nút giao thông An Phú…
Để thực hiện mục tiêu trên, Sở Giao thông Vận tải sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả, tiến độ 3 đề án quan trọng của thành phố: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030; Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố; Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển. Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình đề nghị, với vai trò "đi trước mở đường", ngành giao thông vận tải phải tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong, quyết liệt trong triển khai thực hiện các dự án.Khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu, phối hợp các sở ngành quan tâm thực hiện đồng bộ, khoa học các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông (giảm tối thiểu 5% trên cả ba mặt so với năm 2021).
Ông Lê Hòa Bình cũng lưu ý, Sở Giao thông Vậnn tải cần triển khai có hiệu quả, đảm bảo tiến độ 3 đề án lớn của ngành giao thông vận tải thành phố trong giai đoạn 2021 – 2030; thực hiện hiệu quả chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao thông vận tải; đề xuất, kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính.Cùng với đó, chủ động phối hợp tốt với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư các dự án trọng điểm Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Chơn Thành…
Trong năm 2021, tổng kế hoạch vốn giao cho Sở Giao thông Vận tải là 3.426 tỷ đồng; giá trị giải ngân vốn đạt tỷ lệ 93,2%, thấp hơn 4,2% so với cùng kỳ năm 2020 (97,4%).Chỉ tiêu về mật độ đường giao thông là 2,26 km/km2 (đạt 100%); tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12,76% (đạt 100%).
Khối lượng vận tải hành khách công cộng năm 2021 ước đạt 159,6 triệu lượt hành khách, giảm 58,6% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 25% so với kế hoạch cả năm 2021.
Về những hạn chế, ông Võ Khánh Hưng nhìn nhận, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án thực hiện còn chậm, dẫn đến phải tạm dừng thi công, chậm giải ngân kế hoạch vốn đã giao và hoàn thành công trình theo kế hoạch đề ra.Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông trọng điểm còn chậm do chưa được giao vốn chuẩn bị đầu tư; nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 bố trí cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông chỉ đáp ứng khoảng 20% so với như cầu kế hoạch đề ra. Do đó, một số dự án đã duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng phải tạm ngưng.
Thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các sở ngành, địa phương, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và giải ngân kế hoạch vốn được giao theo tiến độ đã đề ra.Đặc biệt phối hợp với các địa phương, sở ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nhà bán lẻ Tp. Hồ Chí Minh tăng đầu tư, mở điểm bán mới
15:47' - 11/01/2022
Bước vào tháng đầu tiên của năm 2022, thị trường bán lẻ Tp. Hồ Chí Minh đã rộn ràng đón nhận nhiều thương hiệu mới, cũng như hàng loạt điểm bán mới khai trương.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục có những tín hiệu tích cực
14:23' - 10/01/2022
Với những tín hiệu chuyển biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm 2021, tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực.
-
Bất động sản
Nguồn cung căn hộ tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ gia tăng trong năm 2022?
17:58' - 09/01/2022
Các chuyên gia dự báo, triển vọng thị trường năm 2022 sẽ rất sáng sủa với khoảng 25.000 - 30.000 căn được mở bán mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.