Năm 2025, doanh nghiệp thép kỳ vọng tăng trưởng từ thị trường nội địa
Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, thị trường bất động sản nhà ở tại Việt Nam phục hồi tốt với số dự án đang triển khai tại cả miền Nam và miền Bắc cuối 2024 và năm 2025.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024 ghi nhận hơn 3.200 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay lại thị trường, tăng 42% so với năm 2023. Chuyên gia từ PHS cho biết, xây dựng nhà ở dân dụng chiếm 2/3 sản lượng ngành thép, kỳ vọng phục hồi 3% năm 2025.
Cùng đó, các bộ luật mới ban hành bắt đầu thể hiện tác động rõ rệt lên thị trường bất động sản bao gồm: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở kỳ vọng cải thiện nguồn cung cho thị trường bất động sản. PHS nhận thấy nguồn cung bất động sản nhà bắt đầu tăng trở lại tại Hà Nội, diện tích xây dựng tại Việt Nam có thể tăng 5% so với cùng kỳ trong 2024 - 2025.
Các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt của Chính phủ thông qua các dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực hạ tầng giao thông và khu công nghiệp kỳ vọng tác động tích cực lên nhu cầu thép trong nước.
Các dự án lớn được thúc đẩy để đảm bảo chất lương và đạt tiến độ, bao gồm: Xây bay quốc tế Long Thành, đường sắt tốt độ cao Bắc Nam.
Mục tiêu của Chính phủ đề ra là hoàn thành 3.000 km đường sắt cao tốc năm 2025 và 5.000 km đường sắt cao tốc đến năm 2030. PHS tin rằng quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy đầu tư công sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành thép.
Đặc biệt, PHS đánh giá cao các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, công nghệ tiên tiến và đủ nguồn lực để đáp ứng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu cho các dự án lớn trong nước như Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG). “Tiêu thụ thép trong nước tăng trưởng lần lượt là 10% và 8% so với cùng kỳ trong 2024 và năm 2025”, PHS nhận định.
Có góc nhìn tương đồng, các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận định, nguồn cung bất động sản và đầu tư công tăng trưởng tác động tích cực tới giá và sản lượng trong nước.
Năm 2025, nhu cầu nội địa được hỗ trợ bởi nguồn cung bất động sản và đầu tư công tăng mạnh. Về nguồn cung nhà ở, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh được dự báo tăng 10% và 30% so với cùng kỳ, nhờ các rào cản pháp lý lớn sẽ được giải quyết thông qua việc áp dụng Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản.
Thêm vào đó, một số dự án được đẩy nhanh tiến độ như Đường cao tốc Bắc - Nam và Sân bay Long Thành dẫn đến tổng vốn đầu tư công đạt 790.000 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2024). Như vậy, tổng sản lượng tiêu thụ năm 2025 có thể đạt 21,8 triệu tấn (tăng 10% so với năm ngoái).
Về giá bán, áp lực từ thép Trung Quốc giảm do nước này cắt giảm nguồn cung và thuế chống bán phá giá sẽ có tác động tích cực đến giá trong nước.
MBS kỳ vọng thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng kể từ quý II/2024 khi thị phần HRC và tôn mạ trong nước bị chi phối bởi sản phẩm nhập khẩu.
MBS cho rằng nhờ chống bán phá giá, chênh lệch giá HRC năm 2025 của Việt Nam và Trung Quốc có thể giảm 25% so với năm 2024 xuống mức 60-70 USD/tấn. Do đó, dự báo giá thép cây và HRC có thể phục hồi 7% và 6% so với năm ngoái.
Điểm tích cực là biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thép có thể được cải thiện nhờ đầu vào ổn định và giá bán cao hơn.
Sản lượng quặng sắt và than năm 2025 dự báo tăng trưởng lần lượt 3% và 4% so với năm 2024. Nguồn cung đẩy mạnh tại Australia và nhu cầu đầu vào yếu tại Trung Quốc là những động lực chính khiến giá đầu vào chịu áp lực giảm.
Do đó, MBS đánh giá nguyên liệu thô có thể giảm nhẹ trước khi tăng trở lại vào năm 2025, khi ngành thép thế giới phục hồi, tác động tích cực đến chi phí sản xuất.
Giá than dự kiến dự kiến tăng 4% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2025, trong khi giá quặng có thể tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 121 USD/tấn.
Tăng trưởng đầu vào thấp hơn giá bán nên biên lợi nhuận gộp trung bình của các doanh nghiệp thép dự báo tăng so với cùng kỳ.
MBS cho rằng Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG), Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) và Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) sẽ có thêm động lực tăng trưởng nhờ nhờ giai đoạn phục hồi của chu kỳ. Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này sẽ tăng nhờ giá bán tăng cao hơn giá đầu vào.
Trong khi nhu cầu nội địa tăng mạnh, xuất khẩu thép của dự báo sẽ gặp nhiều thách thức. Kim ngạch xuất khẩu thép Trung Quốc sang châu Á tăng trưởng mạnh mẽ, đặt biệt tại thị trường Đông Nam Á - đây là thị trường xuất khẩu chủ lực của thép Việt Nam. Giá thép xây dựng Trung Quốc thấp hơn Việt Nam tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giá thép chưa thể tăng cao do chịu nhiều áp lực khi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa thể hồi phục mạnh mẽ. Năm 2025 vẫn là một năm khó khăn của thị trường bất động sản Trung Quốc khi lượng nhà tồn kho ở mức cao và áp lực thanh khoản với các nhà phát triển sẽ là giảm nhu cầu xây mới, Chứng khoán PHS nhận định.
Ngoài ra, tâm lý thận trọng của người dân và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao sẽ làm giảm nhu cầu mua nhà. Trang phân tích ngành thép Trung Quốc Mysteel ước tính tổng diện tích các dự án bất động sản mới khởi công tại Trung Quốc có thể giảm 7-10% so với cùng kỳ và tiêu thụ thép có thể đi ngang trong 2025. Nhu cầu thu hẹp tại Trung Quốc trong 2025 sẽ gây áp lực lên giá thép thế giới; trong đó có Việt Nam.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội
20:54' - 08/01/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành vào giữa tháng 2
14:36' - 08/01/2025
Ngày 8/1, Ban Quản lý dự án sân bay Long Thành cho biết, các đơn vị đang tập trung hoàn thiện mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành; giữa tháng 2/2025 sẽ tiến hành nâng mái thép.
-
Kinh tế Thế giới
Sản xuất thép “xanh” của Trung Quốc gặp trở ngại
15:15' - 02/01/2025
Trung Quốc có khả năng sẽ không đạt được một mục tiêu đặt ra vào cuối năm 2025 về tăng sản lượng thép ít gây ô nhiễm do gặp nhiều trở ngại.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp dầu khí “chuyển mình”
09:00' - 09/01/2025
Các doanh nghiệp ngành dầu khí được cho là đang bước vào giai đoạn "chuyển mình" với nhiều dư địa và thuận lợi cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
-
Phân tích doanh nghiệp
Ba xu hướng chính định hình ngành bán lẻ năm 2025
16:39' - 26/12/2024
Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) nhận định 3 xu hướng chính định hình ngành bán lẻ 2025 gồm: Kinh doanh bền vững, trải nghiệm khách hàng và phát triển sản phẩm mới.
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp hàng không lấy đà cất cánh
09:26' - 23/12/2024
Doanh nghiệp hàng không đang có cơ hội phục hồi mạnh nhờ giá nhiên liệu có xu hướng giảm, nhu cầu du lịch và vận tải tăng, việc nâng trần giá vé máy bay được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện lợi nhuận.
-
Phân tích doanh nghiệp
Điều gì sẽ xảy ra với TikTok nếu bị cấm?
15:57' - 15/12/2024
TikTok dự kiến sẽ tiếp tục kháng cáo khi ứng dụng video ngắn này đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ vào ngày 19/1/2025.
-
Phân tích doanh nghiệp
Hành lang pháp lý đặt ra luật chơi mới trên thị trường bất động sản
14:29' - 13/12/2024
Hành lang pháp lý đặt ra luật chơi mới, mang đến nhiều thay đổi lớn đối với thị trường bất động sản nhà ở và yêu cầu sự thích ứng từ các chủ đầu tư.