Năm APEC 2017: Tạo động lực mới, thúc đẩy một tương lai chung
Trong khi đó, thời hạn hoàn thành các “Mục tiêu Bogor”, nhằm thực hiện những mục tiêu đầy tham vọng về tự do hóa thương mại và đầu tư, đang tới rất gần. Vì thế, việc thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu này đã trở thành một trong những ưu tiên quan trọng trong Năm APEC 2017.
Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI) được thành lập vào năm 1993 theo Tuyên bố về Khuôn khổ Thương mại và Đầu tư APEC. Nhiệm vụ của CTI là cung cấp một diễn đàn để 21 nền kinh tế thành viên APEC thảo luận về các vấn đề thương mại và chính sách nhằm làm giảm bớt những trở ngại đối với hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực được đề ra bởi Chương trình Hành động Osaka.
Trong đó, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư được coi là cốt lõi của sứ mệnh hoạt động APEC, và CTI là cơ quan điều phối cho tất cả các hoạt động của khối này trong lĩnh vực đó.
Dưới đây là một vài hướng đi chính và thành tựu của CTI trong sứ mệnh thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu:
Tăng cường sự hậu thuẫn đối với hệ thống thương mại đa phương (MTS)
CTI tập trung khuyến khích các nền kinh tế thành viên phê chuẩn Hiệp định về Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thông qua vào tháng 11/2014. Tính đến tháng 2/2017, có đến 17 trong số các nền kinh tế APEC thông báo với WTO rằng họ chấp thuận TFA bắt đầu có hiệu lực vào ngày 22/2/2017.
Ngoài ra, CTI cùng với Tiểu ban thủ tục hải quan (SCCP) cũng đã và đang thực hiện các sáng kiến nhằm nâng cao khả năng tạo thuận lợi thương mại.
Các nỗ lực cũng đã được ghi nhận trong việc đảm bảo thực hiện mở rộng Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) đã được các thành viên tham gia nhất trí vào năm 2016. ITA đòi hỏi các bên phải loại bỏ thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin được đề cập trong thỏa thuận và đến nay danh sách này đã được tăng thêm 201 sản phẩm.
Việc mở rộng ITA được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cũng như mang lại mức giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Tính đến tháng 2/2017, có đến 11 nền kinh tế APEC trong số 48 nền kinh tế tham gia ITA tuyên bố đã thực hiện thành công cam kết đối với các danh mục thuế quan trong nước của mình.
Trong hệ thống thương mại đa phương, vấn đề môi trường và phát triển bền vững cũng là một trong những chủ điểm quan trọng. APEC hiện có danh sách 54 mặt hàng trong diện hàng hóa vì môi trường được giảm thuế.
Đây đều là những sản phẩm “xanh” và giúp cải thiện việc bảo vệ môi trường, bao gồm cả các mặt hàng sử dụng năng lượng Mặt trời và các thiết bị chiếu sáng sử dụng điốt phát quang.
Gần đây, nhiều thành viên của MAG đã đệ trình các mục bổ sung vào danh mục hàng hoá này và tổ chức này vẫn đang tiếp tục thúc giục các thành viên chưa thực hiện đầy đủ việc giảm thuế đối với 54 sản phẩm có trong danh mục. Việc cắt giảm thuế cho những mặt hàng này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng “xanh” theo cách cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế bền vững và môi trường.
Phát triển hội nhập kinh tế vùng
Quá trình thực hiện “Mục tiêu Bogor” luôn luôn được chú trọng. Trong nỗ lực biến tầm nhìn thành hành động cụ thể nhằm thực hiện các “Mục tiêu Bogor”, tại Hội nghị cấp cao năm 1995 ở Nhật Bản, các nhà lãnh đạo APEC đã nhất trí thông qua Chương trình nghị sự hành động Osaka.
Chương trình nghị sự này bao gồm ba trụ cột chính: tự do hóa thương mại và đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư; và hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
Trong báo cáo sơ kết giai đoạn 2 về tiến bộ của APEC hướng tới các “Mục tiêu Bogor” công bố hồi tháng 11/2016, Nhóm hỗ trợ chính sách APEC (PSU) cho biết trong giai đoạn 1994-2014, tổng giá trị trao đổi hàng hóa trong khu vực đã tăng bình quân 7,8%/năm, đạt mức 18.400 tỷ USD vào năm 2014, trong đó đáng chú ý trao đổi nội khối tăng gấp 4 lần. Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch thương mại trong lĩnh vực dịch vụ cũng đạt mức 7,6%/năm.
Bên cạnh đó, mức thuế MFN trung bình trong khu vực đã giảm gần một nửa, từ 11% năm 1996 xuống còn 5,5% năm 2014. Tỷ trọng các dòng sản phẩm được hưởng mức thuế suất 0% ở APEC tăng từ 27,3% năm 1996 lên 45,4% vào năm 2014.
Đến cuối năm 2015, các nền kinh tế APEC đã tham gia 152 hiệp định thương mại tự do (FTA)/hiệp định thương mại khu vực (RTA), trong đó có 61 RTA/FTA được ký kết giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Cùng với “Mục tiêu Bogor”, Diễn đàn Thương mại APEC (APEC TR) là một công cụ tham khảo trực tuyến về thông tin thương mại và thuế quan của các nền kinh tế thành viên APEC dành cho giới doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi trong phát triển thương mại, tăng cường tính minh bạch, đẩy mạnh việc phổ biến và kết nối thông tin.
Đi cùng với đó là việc thực hiện chương trình hành động Boracay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tập trung vào việc cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về thủ tục xuất nhập khẩu thông qua việc phát triển sách hướng dẫn, sử dụng thông tin thương mại và xem xét yêu cầu cấp phép nhập khẩu, nhằm tăng tính minh bạch của dữ liệu thương mại cũng như khả năng tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ.
Ngoài ra, với những tiến bộ vượt bậc của làng công nghệ thế giới, các nền kinh tế thành viên APEC cũng đã tổ chức những buổi đối thoại về thời đại thương mại số để nhằm nâng cao hiểu biết hơn về tình hình hiện tại cũng như sự nhận thức về thương mại số giữa các nền kinh tế.
Để đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng của thương mại số trong năm 2017 và xa hơn thế, Mỹ đã đề xuất "Các bước tiếp trong việc thúc đẩy Thương mại số trong năm 2017", trong đó bao gồm việc tiếp tục đối thoại về chính sách thương mại với các ngành và các bên liên quan, xây dựng chương trình thương mại số, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn hiệu quả, cũng như xây dựng các chương trình nâng cao năng lực nhằm mở rộng và thúc đẩy thương mại số trong khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thứ trưởng Ngoại giao Peru đánh giá cao triển vọng hợp tác với Việt Nam
09:07' - 01/11/2017
Đánh giá về mối quan hệ cũng như triển vọng hợp tác giữa Peru và Việt Nam, Thứ tưởng Popolizio nhấn mạnh 2 nước đã có những bước tiến vượt bậc trong năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng
20:03' - 21/10/2017
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và các hội nghị liên quan đã chính thức bế mạc tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam được lợi gì khi hội nhập vào dòng chảy tài chính quốc tế?
14:57' - 21/10/2017
Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD về tình hình kinh tế toàn cầu và vấn đề hợp tác tài chính giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Startup Việt “trình làng”
15:23' - 12/09/2017
Trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017, gần 40 dự án khởi nghiệp (Startup) ở Việt Nam đã tham gia thuyết trình nhằm tìm kiếm nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:28' - 11/09/2017
Ngày 11/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn “Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.