Nắm bắt cơ hội để xuất khẩu cán đích
Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu trong sự phát triển của nền kinh tế, là đầu ra tương đối ổn định cho sản xuất trong nước.
Từ khả quan...
Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 18,2 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua của cả nước lên mức 133,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 37,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 95,7 tỷ USD (tính cả dầu thô xuất khẩu), tăng 18,9%.
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, rau quả là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm nông, thủy sản và đạt giá trị 2,35 tỷ USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, để đạt được thành tích này phải kể tới việc phát triển, mở cửa thị trường trong thời gian đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu. Đáng chú ý, hoa quả Việt Nam đã thâm nhập vào nhiều thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ (đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng, ruột đỏ, chôm chôm, nhãn, vải); Nhật Bản (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), Hàn Quốc (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), New Zealand (xoài, thanh long ruột trắng và đỏ), Australia (vải, xoài và mới đây là thanh long). Cùng với đó, gạo cũng là một trong những mặt hàng tăng trưởng cả về số lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2016 tại các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Bangladesh. Đáng mừng là không chỉ tăng hợp đồng tập trung mà mặt hàng gạo còn góp phần gia tăng các hợp đồng thương mại cũng như tăng trưởng ở các khu vực thị trường mới nhiều tiềm năng. Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian này các thị trường xuất khẩu chính có mức tăng tương đối mạnh. Với thị trường châu Á, dù là thị trường truyền thống nhưng xuất khẩu 8 tháng lại có mức tăng khá (24,5%) so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 50,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, các thị trường còn lại có mức tăng nhẹ như tại thị trường khu vực châu Âu có mức tăng xấp xỉ 12%. Vì thế, các nhà xuất khẩu cần tiếp tục tận dụng các cam kết, ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để tiếp tục khai thác thị trường này. Bên cạnh đó, các chuyên gia thương mại cũng thừa nhận, mặc dù kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng cao, đạt 17,8 tỷ USD, tăng 2,3% trong tháng 8 nhưng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng cần nhập khẩu, là đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu như máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và giải ngân các dự án đầu tư. Hơn nữa, nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư tăng cộng thêm giá nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng so với cùng kỳ đã kéo theo kim ngạch nhập khẩu tăng cao như giá xăng dầu tăng 26,7%, giá than đá tăng 51%, giá sắt thép tăng 38,6%... Không những vậy, nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2016 ở mức thấp nên khi so sánh với cùng kỳ năm nay sẽ có mức tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, nhập khẩu năm 2016 tăng dần vào cuối năm do vậy, dự báo tăng trưởng nhập khẩu cả năm 2017 sẽ ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng của 8 tháng. Bên cạnh đó, việc nhiều dự án đầu tư đã giải ngân xong cũng sẽ làm giảm đà nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị trong những tháng cuối năm.... đến nắm bắt cơ hội
Hiện hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh tập trung vào một số thị trường giàu tiềm năng, sức mua cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN… hàng hóa Việt cũng bước đầu xuất khẩu thành công vào một số quốc gia mới ở các khu vực châu Phi, châu Mỹ La tinh…
Theo dự báo của các chuyên gia, tổng kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể đạt 200 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với mức thực hiện năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Đáng lưu ý, tiềm năng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thời gian tới dự kiến sẽ còn rất dồi dào, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam sở hữu rất nhiều loại hàng hóa có thế mạnh và ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng như: nông, thủy sản, linh kiện điện thoại, hàng dệt may…. Quan trọng là các doanh nghiệp xuất khẩu kịp chuyển mình và nắm bắt tốt các cơ hội từ thị trường.Đơn cử, xét về cơ cấu thị trường, Hoa Kỳ vẫn giữ vững vị thế là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng Việt. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, khó khăn lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là xu hướng bảo hộ thông qua các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Điển hình như các quy định về dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong gạo, quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh đối với thủy sản hay chương trình thanh tra cá da trơn đã tác động không nhỏ đến xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam thời gian qua. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, về lâu dài cần có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu tại thị trường này. Kế đó, ASEAN và Trung Quốc được nhận định tiếp tục là những thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong khi Trung Quốc nhập khẩu tương đối nhiều hàng hóa của Việt Nam thì Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN khó khăn hơn bởi sự tương đồng về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung năng lực sản xuất và chế biến tinh, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả để thâm nhập mạnh hơn vào các khu vực thị trường này, qua đó khai thác triệt để lợi thế về khoảng cách địa lý, tiết giảm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian giao hàng. Riêng đối với một số thị trường quan trọng khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc và EU, các chuyên gia gợi ý, các nhà xuất khẩu cần bảo đảm chất lượng hàng hóa, nhất là sự an toàn cho người tiêu dùng. Để xuất khẩu tăng trưởng bền vững, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, các Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Chương trình hành động của ngành công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... để giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả với các sản phẩm nhập khẩu cũng như đẩy mạnh được xuất khẩu, qua đó tăng trưởng sản xuất. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển thị trường ngoài nước, khai thác tốt các Hiệp định thương mại tự do và ứng phó một cách chủ động, có hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng đạt 4,4 tỷ USD
16:53' - 28/08/2017
Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu nông-thủy sản Hàn Quốc sang Trung Quốc sụt giảm
19:57' - 04/08/2017
Xuất khẩu sang Trung Quốc bắt đầu giảm trong tháng Tư, với mức giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ mở cửa thị trường Australia cho các sản phẩm nông thủy sản của Việt Nam
16:15' - 27/06/2017
Australia là một trong những thị trường xuất khẩu nông thủy sản lớn của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 8,3%/năm và kim ngạch bình quân khoảng 450 triệu USD/năm
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy sản Việt Nam tạo niềm tin tại thị trường châu Âu
05:54' - 26/04/2017
Ngày 25/4, Việt Nam đã tham dự Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần thứ 25 tại Bỉ, với chủ đề “Việt Nam – Ngôi nhà của thuỷ sản Châu Á”
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10'
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48'
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54' - 03/07/2025
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.