Năm định hướng đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại
Đây là hội nghị đầu tiên trong năm 2023 thuộc chuỗi chương trình “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài” được Bộ Công Thương thực hiện định kỳ hàng tháng kể từ tháng 7/2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, trước những khó khăn thách thức của kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế năm 2023, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại tập trung vào 5 định hướng.
Cụ thể, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt khai thác thị trường/khu vực hiện đang có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại khơi thông thị trường mới, thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp chưa trực tiếp triển khai hoạt động xúc tiến thương mại được như châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ.Mặt khác, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan thương vụ và các đơn vị liên quan nhanh chóng xây dựng các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu xanh để đáp ứng yêu cầu, thích nghi với xu hướng mới.
Mặt khác, Cục tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại. Đặc biệt, tận dụng ưu việt của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong việc cung cấp thông tin, tư vấn thị trường xuất khẩu và kết nối thị trường cho địa phương, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, Cục Xúc tiến thương mại nâng cao hiệu quả Chương trình Thương hiệu quốc gia thông qua hoạt động nâng cao năng lực xúc tiến thương mại gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển xuất khẩu bền vững giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào những khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc thúc đẩy ký kết và triển khai các Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và đầu tư ngành công thương với các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại đối tác quốc tế. Tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú đề nghị các Thương vụ hỗ trợ Cục cũng như cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước triển khai hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, quảng bá và mời khách hàng nước ngoài đến tham dự và giao thương với doanh nghiệp Việt Nam tại các sự kiện của Việt Nam tại nước ngoài và sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, lựa chọn các sự kiện xúc tiến thương mại có uy tín tại nước ngoài, phù hợp với năng lực tham gia của doanh nghiệp Việt Nam để giới thiệu cho Cục Xúc tiến thương mại, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp nghiên cứu tham gia. Thông tin về thị trường Bỉ và EU, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán thương mại tại Bỉ và EU cho biết, ngày 27/1/2023, Uỷ ban châu Âu đã đăng công báo Quy định số (EU) 2023/174, ban hành ngày 26/01/2023, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU. Theo đó, với Việt Nam, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% tại lần thông báo trước như rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát. Hiện tại chỉ còn ớt nằm trong danh mục kiếm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm chất lượng là 50%. Tuy nhiên, đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%. Thanh long và mỳ tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%. Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo.Theo ông Trần Ngọc Quân, năm 2023 thị trường EU được dự báo có nhiều thách thức nhưng theo lộ trình cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU. Năm nay nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU về được hưởng mức thứ 0%. Điều này là lợi thế cạnh tranh, cũng là động lực cho Việt Nam tăng xuất khẩu sang EU.
Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay, ngày 16/1/2023, Toà thương mại quốc tế Canada (CITT) đã khởi sự đánh giá hết hạn về kết luận điều tra vụ việc chống phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối bằng đồng của Việt Nam xuất khẩu sang Canada. Ngay sau khi CITT đánh giá hết hạn, ngày 17/1/2023, Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã quyết định tiến hành điều tra lại để xác định có tiếp tục áp thuế chống phá giá/trợ cấp lên sản phẩm này của Việt Nam. Dự kiến CBSA sẽ có kết luận điều tra chậm nhất vào ngày 30/6/2023 và chuyển hồ sơ lên tòa án đề có phán quyết cuối cùng vào ngày 22/11/2023. Doanh nghiệp trong nước có liên quan cần theo dõi sát sao để có động thái phù hợp. Riêng với thị trường UAE, hàng Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang đây do nhu cầu tiêu dùng cao, sản xuất nội địa chưa đáp ứng. Dù vậy, đây là thị trường cạnh tranh rất khốc liệt về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là giá cả, do đó doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp cận phù hợp. Hơn nữa, dân số của UAE phần lớn theo đạo hồi do vậy chứng nhận Halal cho mặt hàng lượng thực, thực phẩm là cần thiết; tem mác trên bao bì sản phẩm nên được dịch sang tiếng Ả- rập, ghi rõ và đầy đủ thông tin về sản phẩm. Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương Hải Dương, Đắk Lắk đề nghị Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường hỗ trợ kết nối giao thương, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giúp địa phương tiêu thụ, nhất là xuất khẩu hàng hóa thế mạnh của tỉnh.Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, năm 2023 sẽ còn thách thức gấp bội, bởi lẽ cạnh tranh chiến lược, xung đột chính trị và xung đột vũ trang ngày càng gay gắt, thị trường tiếp tục có những dị biệt… Đi liền đó là cạnh tranh thương mại, đầu tư diễn biến phức tạp, thị trường ngày càng bị thu hẹp, tổng cầu sẽ giảm, năng lực sản sản xuất của Việt Nam lại đang bị lệ thuộc bởi nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu.
Hơn nữa, việc đứt gãy nguồn cung, nhất là nguồn cung về năng lượng bởi sản lượng dầu mỏ, khí đốt của Liên bang Nga sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng do tiếp tục phải hứng chịu lệnh trừng phạt châu Âu. Tổng cung của thế giới sẽ giảm, nguồn cung để phục vụ nhu cầu của các nước; trong đó, có Việt Nam sẽ là thách thức rất lớn. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị là các cơ quan chức năng của Bộ, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng như là các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt thật sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược, kế hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của năm 2023, từ đó có những kế hoạch và chương trình hành động một cách cụ thể, phù hợp. Cụ thể, trong mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước, về tăng trưởng kinh tế của năm 2023 đạt từ 6,5% trở lên và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt mức 6,5% trở lên. Vì vậy, phải đưa ra những kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp thật cụ thể cho từng lĩnh vực. Từ các cơ quan nghiên cứu tham mưu chính sách cho đến các cơ quan, tổ chức thực thi chính sách đều phải có tiếp cận. Đồng thời, phải thực hiện được phương châm là giữ vững những thị trường truyền thống nhưng phải phát triển được các thị trường mới, nhất là thị trường có những tiềm năng ở khu vực châu Á, nhất là Tây Á, Nam Á, châu Phi và Mỹ La tinh… Các thị trường như châu Âu và Mỹ đã có kinh nghiệm, địa bàn phải cố gắng duy trì và giữ vững. Mặt khác, các cơ quan thương vụ phải tiếp tục chú trọng nắm bắt các chủ trương, chính sách mới của nước sở tại trong chính trị và kinh tế. Nhất là những rào cản mới mà các nước, các khu vực thị trường đang đặt ra, ví dụ như là những cái rào cản về kỹ thuật của Liên minh châu Âu… để tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cho lãnh đạo Bộ có những đối sách hợp lý nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc, lợi ích của các doanh nghiệp. Đồng thời chú ý phổ biến, lan tỏa chủ trương, chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nước trong đầu tư và thu hút đầu tư, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính chất nền tảng công nghệ vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, chế biến điện tử, hóa chất và năng lượng. Đây là những ngành mà Việt Nam đang khuyến khích để phát triển công nghiệp nền tảng để thúc đẩy nền xây dựng công nghiệp hóa đất nước. Ngoài ra, thu thập thông tin, kết nối thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Việt Nam và các châu lục, quốc gia, doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp trong nước điều chỉnh kịp thời những chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, bằng mọi cách phải duy trì, phát triển các thị trường truyền thống và các mặt hàng truyền thống. Đồng thời nỗ lực tối đa để phát triển thị trường mới mặt hàng mới, nhất là khu vực Tây Á, Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh để hàng Việt Nam có thể vươn xa hơn, đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của người tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới. Với một số thị trường như Nga và các nước ở khu vực Đông Âu, đây là khu vực thị trường thời điểm hiện tại rất có tiềm năng để phát triển các ngành hàng. Việc phát triển các ngành hàng ở những thị trường này còn góp phần thông qua hoạt động giao lưu, kết nối về kinh tế và thương mại để củng cố các mối quan hệ về chiến lược giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Đặc biệt từ kinh nghiệm của các nước sở tại và những phát kiến mới của mình, các cán bộ thuộc cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục có những đề xuất đổi mới trong hoạch định và thực thi các chính sách mới, giúp Việt Nam có những bứt phá ngoạn mục trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong thời gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ tăng cường phối hợp với các cơ quan Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ thực thi tốt hơn các chức trách, nhiệm vụ, kể cả trong hoạt động mang tính nội dung và nghiệp vụ của đơn vị. Vụ Đa biên, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi và châu Âu, châu Mỹ tiếp tục nghiên cứu để tham mưu lãnh đạo Bộ có những đàm phán, ký kết những hiệp định, thỏa thuận thương mại mới. Đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc các bộ, ngành có liên quan như là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiếp tục đàm phán mở rộng ngành hàng và đạt được những tiêu chuẩn, điều kiện với thị trường để có thể phát triển mạnh hơn các mặt hàng, nhất là mặt hàng nông, thủy sản, kể cả những mặt hàng nguyên liệu hay là những mặt hàng đã qua chế biến để nâng giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo khác biệt cho sản phẩm OCOP
12:30' - 31/01/2023
Khởi nghiệp nông nghiệp là con đường đưa những người con vùng nông thôn trở về với thửa ruộng, mảnh vườn, giúp người dân nông thôn có thêm thu nhập, khởi sắc kinh tế, nâng cao đời sống.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đồng loạt ra quân sản xuất đầu năm
20:26' - 30/01/2023
Ngày 30/1 (tức mùng 9 Tết) các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đồng loạt ra quân sản xuất sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.