Nắm quy định xuất xứ hàng hoá để tận dụng lợi ích trong CPTPP
Thông tư này hứa hẹn sẽ đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tới thị trường 10 nước theo Hiệp định.
Để tận dụng tối đa lợi ích từ CPTPP, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu để nắm rõ và tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan tới xuất xứ hàng hoá của ngành hàng mình.
Theo ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Thông tư số 03/2019/TT-BCT (Thông tư 03) hướng dẫn nhiều điểm mới trong thực hiện Hiệp định CPTPP so với các Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký và tham gia trước đây.
Có thể kể đến như: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, hàng tái chế tạo; công thức tính RVC (là hàm lượng giá trị khu vực FTA, là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ); danh mục PSR (quy tắc cụ thể mặt hàng) được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Ông Long cho hay, khác với các hiệp định thương mại tự do khác, doanh nghiệp muốn được hưởng thuế quan ưu đãi, phải đảm bảo nguyên liệu đầu vào 100% được sản xuất từ nước xuất khẩu, thì quy tắc trong CPTPP linh hoạt hơn, cho phép nguyên liệu đầu vào được quyền nhập khẩu từ các thành viên của khối. Ví dụ như: sản phẩm phụ tùng, sản phẩm cơ khí cho ô tô xuất khẩu, doanh nghiệp có thể được nhập các nguyên liệu từ những nước trong khối CPTPP với giá hợp lý hơn, chất lượng..., để sản xuất và xuất khẩu, hưởng ưu đãi trong khối. Ngoài ra, quy tắc cộng gộp trong CPTPP cũng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, nguyên phụ liệu nhập khẩu không đạt xuất xứ CPTPP nhưng có giá trị gia tăng trong khối, dù chỉ 1% sẽ được cộng gộp để tính hàm lượng CPTPP trong sản phẩm để được cấp ưu đãi C/O. Ví dụ, khi doanh nghiệp cơ khí Việt sản xuất thiết bị, phụ tùng với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ một nước ngoài khối CPTPP, nhưng doanh nghiệp có tham gia các công đoạn để gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, thì sẽ được cộng gộp tỷ lệ % này để tính hàm lượng xuất xứ trong CPTPP. CPTPP cũng đưa ra quy định "De Minimis" - đây là điều khoản cho phép linh hoạt 10% nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ nhưng thành phẩm vẫn được coi là có xuất xứ, các ngành khác có thể linh hoạt 10% theo trị giá; riêng ngành dệt may có thể lựa chọn 10% trị giá hoặc trọng lượng. “Những quy định rất mở này sẽ giúp thúc đẩy chuỗi phát triển cung ứng của Việt Nam, giúp Việt Nam tận dụng tốt hơn ưu đãi ở từng công đoạn nhỏ nhất, để từ đó có thể tăng cơ hội tham gia các chuỗi sản xuất toàn cầu.”, ông Long nói. Tuy nhiên, ông Long cũng cho rằng, trong bối cảnh các nước nhập khẩu đưa ra rất nhiều hàng rào phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng hoá trong nước, thì việc xác minh xuất xứ hàng hoá là rất quan trọng.Doanh nghiệp cần phải hiểu thông tin từng ngành hàng và thực hiện tuân thủ chặt chẽ. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi ích từ Hiệp định CPTPP.
Mặc dù các thông tư, hướng dẫn và khuyến cáo từ phía các bộ, ngành đã được đưa ra, nhưng thực tế, vẫn còn những doanh nghiệp chưa nắm rõ được những ưu đãi mà mình sẽ được hưởng. Theo đại diện Công ty Cơ khí SKD Việt Nam, CPTPP đã được ký kết, song vẫn còn ở đâu đó rất xa. Doanh nghiệp vẫn chủ yếu sản xuất hàng gia công cho các doanh nghiệp khác xuất khẩu đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra.Do vậy, SKD chỉ quan tâm nâng cao chất lượng và độ chính xác của các chi tiết hơn nữa để vào sâu hơn các chuỗi sản xuất và chưa nghĩ đến việc cạnh tranh xuất khẩu từ các thị trường thuộc CPTPP.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên thực tế, phần lớn năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu cả về vốn và công nghệ, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn rất khó hiểu rõ về các quy định, cũng như đáp ứng yêu cầu khi tham gia xuất khẩu sang các thị trường CPTPP. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngại thay đổi và nhận thấy khó đáp ứng được những quy định nên còn thờ ơ với Hiệp định CPTPP.
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, thực tế, có nhiều doanh nghiệp, với nền tảng tài chính và quản trị còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu không phải là thế mạnh nên am hiểu về CPTPP, quy định xuất xứ từ hiệp định này còn hạn chế.Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt khi hội nhập, thực hiện các cam kết của CPTPP.
Do vậy, bản thân doanh nghiệp trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của các quy tắc xuất xứ, tìm hiểu những quy định liên quan đến ngành hàng của chính mình, ông Mạc Quốc Anh cho hay. Theo Bộ Công Thương, có trên 86% doanh nghiệp biết đến CPTPP qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, chưa hiểu cam kết CPTPP sẽ tác động thế nào tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, để hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp, trong năm 2019, Bộ Công Thương sẽ tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân nhận diện cơ hội và thách thức của Hiệp định CPTPP và các FTA song phương. Kết thúc năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP đạt 74,478 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên trong Hiệp định đạt 37,6 tỷ USD./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP
17:35' - 01/03/2019
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết ưu đãi thuế quan phổ cập là cơ chế ưu đãi đơn phương dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế lớn.
-
Hàng hoá
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP
12:11' - 26/01/2019
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT về việc quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác và Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan
19:20' - 07/11/2018
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BCT quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54'
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15'
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.