Nâng cao cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam
Ngày 20/10, tại hội thảo quốc tế chuyên ngành thủy sản Việt Nam diễn ra ở Tp.Hồ Chí Minh, Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia có đóng góp lớn về sản lượng thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, do chậm đổi mới công nghệ cũng như dịch bệnh hoành hành khiến cho vị thế cạnh tranh của thủy sản Việt Nam đang dần suy yếu.
Theo bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, hiện nay công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đã được một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn ứng dụng, đạt năng suất khá cao, như công nghệ thâm canh cá tra đạt năng suất 300-350 tấn/ha/vụ, tôm thâm canh có thể đạt 10-12 tấn/ha/vụ.
Các doanh nghiệp này cũng đã có công nghệ siêu thâm canh trong hệ nuôi tuần hoàn khép kín hoặc bioflock, đạt năng suất tới 50 tấn/ha/vụ.
Sản xuất giống nhân tạo đã chủ động nguồn giống cho các đối tượng nuôi thuỷ sản.
Tuy nhiên, chất lượng giống bố mẹ của một số loài quan trọng như tôm sú, tôm he vẫn phải phụ thuộc chủ yếu từ khai thác tự nhiên hoặc nhập nội tôm chân trắng bố mẹ, chất lượng cá tra bố mẹ cần được nâng cao.
Đại diện Hội Nghề cá Việt Nam cũng cho biết, ngành nuôi trồng thủy sản Việt nam đang đối diện với những thách thức lớn như diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, nhưng hạ tầng dùng chung chưa đáp ứng; sản xuất quy mô nhỏ nông hộ chiếm tỷ lệ cao; tổ chức sản xuất khép kín thành chuỗi chưa nhiều, nên không chủ động kiểm soát chất lượng; giá đầu vào thức ăn, con giống, năng lượng vẫn rất cao; thị trường bấp bênh.
Bên cạnh đó, cũng chính vì sản xuất nhỏ lẻ nên khó áp dụng công nghệ mới, chưa tạo được chuỗi sản phẩm gắn kết với thị trường nên giá cả bấp bênh.
Vấn đề biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.
Ông Roger Gilbert, cựu Tổng thư ký Liên đoàn thức ăn công nghiệp Quốc tế cho rằng, hiện tại nhu cầu tiêu dùng của người dân đã thay đổi sang cá nhiều hơn vì nhiều vitamin và ít béo.
Trong tương lai không thể dựa vào nhu cầu khai thác đánh bắt, nguồn thực phẩm từ thịt không đủ cung ứng kịp.
Do vậy, đây là thời điểm để ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản “xoay chuyển”, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của dân số thế giới.
Tuy nhiên, để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, Chính phủ cần có nhiều biện pháp hỗ trợ cho người nuôi một cách cụ thể hơn về vấn đề quy hoạch vùng nuôi, quy trình và công nghệ nuôi, vốn đầu tư…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng các giải pháp để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững phải tập trung vào việc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề; quy hoạch lại hệ thống nhà máy chế biến thủy sản phù hợp với từng vùng sản xuất nguyên liệu, từng thị trường; tổ chức sản xuất giống chất lượng cao, công nghệ nuôi, chế biến xuất khẩu... gắn với liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững…./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sẽ kết nối doanh nghiệp tiêu thụ thủy sản an toàn
13:12' - 17/10/2016
Bộ Công Thương tiếp tục chủ động kết nối cung cầu, tạo thị trường tiêu thụ cá đánh bắt xa bờ đảm bảo chất lượng cho ngư dân các tỉnh miền Trung.
-
Xe & Công nghệ
Truy xuất nguồn gốc thủy sản để không bị phạt hàng triệu USD
17:32' - 07/10/2016
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những chứng nhận bắt buộc đối với thủy sản xuất khẩu sang châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung kinh phí cho 22 địa phương phát triển thủy sản
19:51' - 05/10/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung 226.918 triệu đồng cho 22 địa phương từ nguồn hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ để thực hiện các chính sách phát triển thủy sản trong năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.