Nâng "chất" cho xuất khẩu Việt Nam (phần 1)
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết và tham gia 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và hoàn tất đàm phán 2 FTA quan trọng khác là FTA Việt Nam – EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Việc tham gia cùng một lúc nhiều FTA sẽ mở ra thêm cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng thị phần tại một số thị trường “khó tính”.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, để nâng “chất” cho xuất khẩu Việt Nam phù hợp với yêu cầu cao của tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm.
Nhiều ý kiến cho rằng, hàng hóa Việt Nam chưa có lợi thế một cách rõ rệt, xét cả về hàng hóa và quy trình. Các mặt hàng xuất khẩu phần lớn vẫn là nguyên liệu thô. Doanh nghiệp chưa chú trọng và chưa tìm được cách để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hầu hết được xuất khẩu gián tiếp dưới nhãn hàng của các nước khác hoặc làm nguyên liệu để chế biến thành thành phẩm ở một nước khác, dưới thương hiệu của nước khác.
Chẳng hạn, tuy đã là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng gạo Jasmine trồng tại Việt Nam còn được Thái Lan mua về xử lý và phân loại lại để xuất dưới thương hiệu của Thái Lan.
Do vậy, cho dù giá thấp là yếu tố ưu việt nhất của hàng Việt Nam, nhưng thiếu nguồn cung khiến hàng gia công xuất khẩu của Việt Nam vẫn không thể thực sự tự chủ về giá để làm phương thức cạnh tranh chiến lược.
Bên cạnh đó, việc dành thị phần bằng mức giá thấp còn đặt hàng xuất khẩu của Việt Nam dưới rủi ro bị kiện chống bán phá giá tại các thị trường có quy định khắt khe về vấn đề này như Mỹ hay EU. Điển hình là các vụ kiện chống bán phá giá đối với cá basa của Việt Nam tại thị trường Mỹ và da giày ở thị trường EU.
Một điểm đáng lưu ý nữa đó là đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam được xuất phát từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây là nguồn xuất về cơ bản đã có thị trường và mạng lưới phân phối sẵn có. Các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư lớn chỉ đi tìm điểm sản xuất thuận lợi với giá thành sản phẩm thấp hơn còn việc khai phá thị trường hầu như đã được hoàn tất.
Theo các chuyên gia về ngành hàng và thị trường, xu hướng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là xuất những gì mình có chứ không phải những gì thị trường thế giới cần.
Chẳng hạn, đối với quả vải trồng ra tiêu thụ nội địa không hết thì nghĩ đến xuất khẩu chứ các doanh nghiệp không thực sự nghiên cứu nhu cầu, yêu cầu của các thị trường như EU, Hoa Kỳ hay Nhật Bản rồi có đầu tư tương xứng cho cây vải.
Hoặc tôm, cá tra, hay rau củ quả phần lớn được nông dân nuôi trồng tự phát, học nhau chứ không phải sản xuất theo một quy trình đã xác định rõ, hình thành một vùng nguyên liệu sạch để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hay Nhật Bản.
Đến nay, dư lượng kháng sinh hay các chất bảo vệ thực vật vẫn còn là vấn đề đối với các sản phẩm này của Việt Nam khi xuất sang các thị trường khó tính.
Theo GS.TS Trần Công Sách, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, để hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nâng tầm chất lượng, giai đoạn 2016-2020 sẽ phải tạo bước chuyển mạnh từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu. Trong đó, đối với các sản phẩm xuất khẩu của các ngành công nghiệp sẽ phải áp dụng công nghệ cao với đặc trưng sử dụng nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật để làm điểm tựa và là đầu tàu trong tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của các ngành công nghiệp hóa dầu, kim khí chế tạo, luyện kim, chế biến khoáng sản…sẽ phải chiếm tỷ trọng trên 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Việc xuất khẩu sản phẩm của các ngành công nghiệp hiện nay đang chủ yếu dựa vào gia công cho nước ngoài như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, nhựa… sẽ phải giảm dần nhịp độ tăng trưởng và tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu nhưng phải tăng nhanh tỉ lệ giá trị thực thu để tăng hiệu quả xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược phẩm, hóa phẩm tiêu dùng cũng cần tạo giá trị gia tăng cao để có kim ngạch xuất khẩu lớn tạo mũi đột phá tăng trưởng.
Nếu thực hiện thành công các định hướng trên có nhiều khả năng tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt tốc độ bình quân từ 15,5-16%/năm; kim ngạch đạt khoảng từ 255-265 tỷ USD vào năm 2020./.
Thảo Nguyên/BNEWS - TTXVN
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15'
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21'
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30'
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29'
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.