Nâng chén trà khơi nguồn Tết đoàn viên
Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, chén trà càng được chú trọng, nâng niu.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, cây trà có nguồn gốc từ Việt Nam và nhờ đó, người Việt biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Từ núi cao xuống đồng bằng, từ thành thị đến thôn quê, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, người Việt đều yêu thích và có cách uống trà, thưởng trà phù hợp với điều kiện của mình.
Theo sử sách ghi chép, trà khởi nguồn ở các chùa, nơi gắn kết trà với đạo Phật. Cũng bởi vì lý do đó, hình thức thưởng trà được gọi là Thiền trà. Từ chùa, hình thức thưởng trà nhanh chóng được ưa chuộng trong chốn cung đình.Thời xưa, chỉ có những người tầng lớp vua, quan, quý tộc, dòng dõi quyền quý mới được thưởng thức trà theo hình thức cầu kỳ này. Người dân thường chỉ uống loại chè tươi hái từ cây xuống.
Đạo trà Việt truyền thống không mang vẻ cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, không phức tạp như đạo trà Trung Quốc và cũng không thực dụng như trà phương Tây, mà giản dị, đơn sơ nhưng vô cùng thanh tao.
Vào những ngày xuân năm mới, pha một ấm trà nóng, hương vị trà Việt dường như giúp con người giao hòa với trời đất, gần gũi hơn với thiên nhiên, khiến cho mọi lo toan thường nhật tan biến, chỉ còn lại sự bình yên, thanh tịnh với câu chuyện hàn huyên ấm cúng.
Tùy vào đặc trưng từng vùng địa lý, khí hậu và cách chế biến, người Việt đã tạo ra các thức uống khác nhau từ cây chè, nhưng nhìn chung trà được chia thành ba loại: trà hương, trà mạn và trà tươi.
Trong trà Việt, có sáu loại hoa bắt hương nhất thường được dùng để ướp trà là: nhài, cúc, ngâu, sói, mộc và sen. Bởi thế, nâng chén trà với hương hoa thoang thoảng đem lại cho người thưởng thức cảm giác thư thái, dễ chịu vô cùng.
Trà mạn là loại trà phổ biến nhất ở Việt Nam, từ búp trà tươi sao khô, phơi sấy mà thành. Dùng trà mạn, người ta chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức hương vị trà nguyên bản nên cũng là loại trà mà các nghệ nhân tâm đắc nhất.
Riêng trà tươi được sử dụng phổ biến tại nhiều làng quê, người ta thường hãm lá trà tươi rửa sạch để thiết đãi cả làng vào mỗi tối.
Thưởng trà không đơn thuần chỉ là thỏa mãn nhu cầu uống mà nó còn là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống, được đặc biệt chú trọng trong ngày Tết cổ truyền.
Văn hóa uống trà của người Việt gần gũi, giản dị, nhưng cũng rất đỗi tinh tế. Uống trà chính là cách để con người giao hòa với thiên nhiên và môi trường. Khi pha trà, màu nước trà phải vàng sánh trong xanh, hương trà, hương hoa tự nhiên phản ánh một Việt Nam với tài nguyên phong phú, thiên nhiên đa dạng.
Vị đắng chát gợi nên nỗi vất vả, cần lao của những người làm trà truyền thống bao đời nay. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình, giàu nghĩa, có thủy, có chung.
Người Việt không uống nhiều trà, không uống trà đặc mà nâng chén trà với quan niệm trà mang ý nghĩa triết học về sự tế nhị và thanh tao. Bước thưởng trà cũng được thực hiện tỉ mỉ, sử dụng nhiều loại trà cụ (dụng cụ uống trà) cần thiết để người uống có thể cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của trà.
Xưa kia, các “chân trà nhân” rất chú tâm đến điều này và mỗi bước nhỏ trong việc thưởng trà đều được định danh bằng những tên gọi riêng, như: “ngọc diệp hồi cung” (thao tác dùng thìa gỗ múc trà vào ấm) “cao sơn trường thủy” (tráng trà), “hạ sơn nhập thủy” (lần đổ nước thứ hai vào trà) “tam long giá ngọc” (dâng trà) và “du sơn lâm thủy” (ngửi hương và uống trà).
Mỗi bước đều đòi hỏi sự khéo léo, uyển chuyển. Khi rót trà phải chuyên đều các chén, đảm bảo sao cho nồng độ trà đều như nhau...
Khi uống trà, người ta uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận hết cái vị chát đắng rồi thơm ngọt của trà, cái hơi ấm của chén trà tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trà trong những ngày đông lạnh giá, làm ấm lòng khách đến chơi nhà.
Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hóa và tình cảm của người đối thoại. Chén trà ngon vẫn là mở đầu cho những câu chuyện hàn huyên, là cơ hội để gắn kết gia đình, bạn bè.
Đặc biệt, trong những ngày Tết sum vầy, một ấm trà thơm ngon dường như làm cho mọi người gần nhau hơn, ấm áp hơn, làm cho những câu chuyện đầu năm thêm ý nghĩa.
Ngày nay, thưởng trà theo nếp sống hiện đại cũng có nhiều thay đổi, không quá cầu kỳ chi tiết với nhiều nguyên tắc, nghi lễ. Nơi thưởng trà có thể là không gian riêng tư tại nhà, cũng có thể ở một góc quán…
Chén trà có thể vẫn thanh khiết đậm chất truyền thống, cũng có thể là cốc trà nhúng hiện đại, như một luồng gió mới của cuộc sống hiện đại thổi vào thế giới trà, trở thành sự kết hợp hài giữa quá khứ và hiện tại, giữa nhanh và chậm, giữa động và tĩnh, giữa nóng và lạnh... Nhưng trên hết, cái hồn cốt, cái tinh thần và tình yêu đối với trà vẫn không thay đổi.
Và cứ thế, trà đã đi vào tâm hồn người Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng.
- Từ khóa :
- thưởng trà
- uống trà
- trà việt
- tết đoàn viên
- văn hóa trà
Tin liên quan
-
Đời sống
Mùng 1 Tết đi chơi đâu ở Hà Nội?
20:02' - 07/02/2024
Mùng 1 Tết tại Hà Nội, có khá nhiều điểm bạn có thể đi chơi vào ngày này, bạn nên đi đến các ngôi chùa, đền... vào ngày đầu năm mới để cầu cho một năm như ý.
-
Đời sống
Người Việt thường làm gì trong ngày Tết cổ truyền?
15:02' - 07/02/2024
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết dịp Tết Giáp Thìn 2024: Từ 7/2, miền Bắc chuyển rét
08:11' - 07/02/2024
Từ đêm 7/2, khu vực phía Đông Bắc Bộ trời chuyển rét; từ ngày 8/2, trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại. Từ ngày 8/2, khu vực phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Đóng điện Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối
10:17'
EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối.
-
Đời sống
Bão số 3: Bộ Công Thương ra công điện bảo đảm an toàn hệ thống điện
10:14'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện 5418/CĐ-BCT ngày 21/7/2025 về vận hành an toàn hệ thống điện, bảo đảm cung cấp điện trước, trong và sau bão số 3 (WIPHA).
-
Đời sống
Bão số 3: Bảo vệ an toàn hệ thống điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố
10:12'
Ngành điện miền Bắc ứng trực 24/24h, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ lưới điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố do bão số 3, đặt an toàn hệ thống và con người lên hàng đầu.
-
Đời sống
Mùa mưa lũ: Làm gì để không mắc bệnh?
10:12'
Vào mùa mưa bão, bên cạnh những thiệt hại do bão lũ, sạt lở đất, thì một mối nguy âm thầm nhưng không kém phần nguy hiểm chính là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong và sau mưa lũ.
-
Đời sống
Phú Thọ sơ tán hơn 230 hộ dân đến nơi an toàn
09:24'
Xã Dũng Tiến, Nật Sơn, Mường Hoa, Mường Vang, Thanh Mai, Cao Phong… đã tiến hành sơ tán 230 hộ dân đang sinh sống ở các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
-
Đời sống
Cháy ở Thái Nguyên làm một người chết, một người bị thương
08:26'
Rạng sáng 22/7, trên địa bàn Tiểu khu 7, xã Chợ Rã, tỉnh Thái Nguyên, đã xảy ra vụ cháy làm một người chết, một người bị thương.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 22/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hải Phòng cơ bản hoàn thành việc di dân khỏi các chung cư cũ trước khi bão số 3 về
21:19' - 21/07/2025
Tối 21/7, các đơn vị liên quan đã hoàn thành cơ bản việc di dời người dân khỏi các chung cư cũ nguy hiểm trên toàn thành phố để phòng, chống bão số 3 WIPHA.
-
Đời sống
Manulife hỗ trợ chi trả nhanh cho khách hàng trong vụ lật tàu tại vịnh Hạ Long
20:54' - 21/07/2025
Hãng bảo hiểm Manulife cho biết đã xác định một trong những nạn nhân là khách hàng của công ty ngay sau vụ tai nạn lật tàu du lịch xảy ra tại vịnh Hạ Long vào ngày 19/7.