Nâng tầm giá trị cà phê Việt - Bài 3: Hình thành chuỗi liên kết bền vững
Để phát triển cà phê bền vững, một giải pháp tất yếu là hình thành chuỗi liên kết trong đầu tư phát triển triển vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu đầu vào, trao đổi kỹ thuật sản xuất, tiếp cận chuyển giao khoa học công nghệ và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cà phê.
Hiệu quả từ liên kết sản xuất
Tại tỉnh Lâm Đồng hiện có 20 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê với hơn 9.200 hộ liên kết, diện tích 17.643 ha, sản lượng thu mua đạt 59.951 tấn (chiếm 11,63 tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh). Các hộ sản xuất liên kết với các đơn vị tiêu thụ trên cơ sở số hộ trồng cà phê, diện tích canh tác và sản lượng thu được, đơn vị trực tiếp đem tiêu thụ theo hợp đồng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang đầu tư thiết bị công nghệ để sản xuất sản phẩm cà phê hòa tan nhằm đem lại giá trị cao và đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng; trong đó có 12 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê chất lượng cao.
Tại tỉnh Gia Lai, những năm qua, việc hình thành một số mô hình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê theo chuỗi giá trị đã bước đầu có những tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành hàng cà phê. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành quy mô liên kết sản xuất cà phê lớn, điển hình như Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp với diện tích 20.000 ha, có 12 hợp tác xã và 7.000 hộ nông dân tham gia. Tại Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 39 tổ hợp tác và 53 hợp tác xã nông nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Trong số đó, tỉnh có khoảng 31 hợp tác xã cà phê có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp và 5 hợp tác xã có sản phẩm được chứng nhận OCOP. Hợp tác xã sản xuất cà phê hiện nay hoạt động mang lại hiệu quả khá cao, phù hợp với điều kiện sản xuất cà phê của tỉnh và là xu hướng phát triển tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế. Thực tiễn, liên kết sản xuất đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở các hộ nông dân và cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Quyết Tiến (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar) thành lập vào tháng 9/2015, hiện có 154 thành viên, canh tác trên diện tích 232 ha. Những năm qua, hợp tác xã hướng dẫn thành viên sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững như: Trồng xen canh cây tiêu trong vườn cà phê, sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất, sản xuất cà phê đặc sản. Hợp tác xã điều kiện cho thành viên tiếp cận thị trường, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Gia đình bà Đào Thị Lý, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar trồng 2 ha cà phê, tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Quyết Tiến hơn 6 năm nay. Tham gia hợp tác xã, gia đình bà được hướng dẫn sản xuất theo hướng hữu cơ, được hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư nhà màng, máy chế biến ướt, hệ thống tưới nước tiết kiệm. Hiện nay, bà đã thành thạo quy trình cà phê chế biến ướt. Cà phê sau khi hái về được đưa vào máy lựa chọn quả chín, sau đó tách bóc vỏ và chuyển đến nhà màng phơi khô. Bà Đào Thị Lý chia sẻ, từ khi vào hợp tác xã thì bán cà phê giá cao hơn thị trường từ 10.000 đồng/kg trở lên. Kinh tế gia đình cải thiện hơn so với trước đây khiến gia đình yên tâm, tập trung tái canh, chăm sóc tốt vườn cây. Ngoài ra, từ khi tham gia hợp tác xã, gia đình được hướng dẫn thu hoạch khi cà phê đạt quả chín từ 90% trở lên. Có nhà màng, gia đình cũng không sợ mưa ướt. Ưu điểm của phương pháp chế biến ướt là giữ được trọn vẹn, đồng nhất hương vị cà phê. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm tăng lên hơn 30% so với phương pháp chế biến khô, thu nhập cũng tăng lên đáng kể trên cùng diện tích.Xây dựng vùng sản xuất tập trung
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) là doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong chuỗi liên kết với hệ thống nông dân để sản xuất cà phê bền vững, đạt các tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng các phương thức canh tác mới. Đến nay, công ty đã liên kết với 40.000 hộ nông dân, diện tích 48.000 ha cà phê. Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, Simexco đã liên kết với nông dân tại 6 huyện ở tỉnh Đắk Lắk để sản xuất cà phê có chứng nhận, bền vững. Nông hộ liên kết với Simexco đều được chứng nhận theo các bộ tiêu chuẩn bền vững. Sau 11 năm liên kết với nông dân, công ty đã có những vùng sản xuất quy mô với 20 hợp tác xã sản xuất cà phê, mục tiêu tiến tới thành lập mỗi xã một hợp tác xã. Các hợp tác xã liên kết tạo thành cánh đồng mẫu lớn, đóng vai trò lớn trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam và định hướng cho hợp tác xã từ tăng năng suất đến tăng chất lượng, tăng giá trị, đa giá trị từ cây cà phê.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương, cần tổ chức lại sản xuất cà phê từ manh mún, nhỏ lẻ sang hướng hợp tác, liên kết. Các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết nông dân để có vùng sản xuất tập trung, thành viên hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau và hưởng ưu đãi từ các chính sách để cùng vươn lên. Ngoài các chính sách nhà nước cần kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên kết, hợp tác với các vùng sản xuất từ tổ chức sản xuất đến khâu đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn theo đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với hợp tác xã nông nghiệp, nông dân đã khai thác được nguồn vốn, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thị trường của các doanh nghiệp; trong đó hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò là cầu nối hết sức quan trọng; đồng thời tạo cơ hội cho nông dân được chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất cà phê. Việc liên kết sản xuất giúp nông dân tạo ra số lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng đồng đều hơn; doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình thu mua, giảm chi phí, tỷ lệ hao hụt trong chế biến, lợi nhuận cao hơn sẽ hỗ trợ trở lại cho nông dân nhiều hơn. Còn với nông dân tham gia chuỗi liên kết, sẽ trực tiếp bán hàng cho doanh nghiệp, không phải qua trung gian. Đồng thời, nông dân cũng nắm bắt được tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp cần thu mua, từ đó điều chỉnh hành vi canh tác phù hợp. Vì vậy, thời gian tới, các địa phương cần tập trung thúc đẩy hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê tại địa phương, kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp để liên kết giữa nông dân - hợp tác xã với các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương, áp dụng và thực hiện có hiệu quả các chính sách của nhà nước hiện hành trong hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi, vùng nguyên liệu cà phê như Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT; dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiệu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP./.Nâng tầm giá trị cà phê Việt - Bài cuối: Tập trung chế biến sâu, chất lượng cao
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Tiếp tục cơ cấu lại ngành cà phê
07:47' - 11/03/2023
Để phát triển bền vững ngành cà phê, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị đẩy mạnh cơ cấu lại ngành cà phê, hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại gắn với bảo quản, chế biến sâu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.