Nền kinh tế lớn thứ tư thế giới thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn
Qua đó, giúp công ty này thu hút các nhà đầu tư tư nhân và giảm sự phụ thuộc vào tiền thuế của người dân.
Trả lời phỏng vấn của tờ Nikkei Asia, nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền - Yoshihiro Seki cho biết: “Thông thường, Chính phủ Nhật Bản không bảo lãnh các khoản vay cho các công ty cụ thể”, “đây là trường hợp cực kỳ đặc biệt”. Ông Yoshihiro Seki là một trong những nhân vật cấp cao của LDP về chính sách bán dẫn.
Rapidus có thể sẽ cần 3.000 - 4.000 tỷ yen (19 - 25 tỷ USD) tiền tài trợ trước khi có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt tại nhà máy ở Hokkaido vào năm 2027.
Theo ông Yoshihiro Seki: “Hầu hết số tiền đó có thể sẽ đến dưới dạng các khoản vay từ ngân hàng”, mặc dù ông cũng thừa nhận rằng các tổ chức tài chính có thể ngần ngại cho công ty khởi nghiệp này vay trước khi công ty thực sự sản xuất được bất cứ thứ gì.
Tokyo đã cam kết tài trợ khoảng 1.000 tỷ yen cho Rapidus, nhưng nhà lập pháp này cho biết, việc cung cấp “hàng nghìn tỷ yen cho Rapidus mỗi năm là khá khó khăn, nếu nghĩ đến tình hình tài chính của quốc gia”.
Các công ty bao gồm Sony Group và Toyota Motor đã đầu tư tổng cộng 7,3 tỷ yen vào Rapidus, nhưng chỉ một phần nhỏ so với số tiền cần thiết để sản xuất hàng loạt chip tiên tiến.
Ông Yoshihiro Seki cho biết: “Chúng tôi muốn (Rapidus) có thể lướt trên sóng và nhanh chóng tự đứng vững mà không cần sự hỗ trợ của chính phủ”.
Ngày 24/7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến thăm địa điểm tại Hokkaido nơi Rapidus đang xây dựng nhà máy và nói với các phóng viên rằng Tokyo sẽ “nhanh chóng đệ trình lên Quốc hội dự luật cần thiết cho việc sản xuất hàng loạt chất bán dẫn thế hệ tiếp theo”.
Theo ông Yoshihiro Seki, dự luật sẽ được trình lên Quốc hội sớm nhất là vào kỳ họp bắt đầu vào mùa Thu năm nay.
Hiện tại, luật pháp Nhật Bản cấm Chính phủ bảo lãnh các khoản vay cho các công ty cụ thể, trừ trường hợp khoản tài trợ đó sẽ mang lại lợi ích lớn cho dân chúng. Trước đây, Chính phủ đã bảo lãnh các khoản vay cho Tokyo Electric Power Co. Holdings để công ty có thể hoàn tất việc bồi thường cho các nạn nhân của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Nhà lập pháp của LDP thừa nhận rằng việc đưa Rapidus vào khuôn khổ này là “không bình thường” nhưng cho biết điều đó là vì lý do an ninh kinh tế, vì các chất bán dẫn tiên tiến đã trở nên quan trọng đối với trí tuệ nhân tạo (AI) vốn được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho đất nước khi phải vật lộn với tình trạng dân số ngày càng giảm.
Một số chuyên gia đã đặt câu hỏi về khả năng cạnh tranh của Rapidus và mức độ hậu thuẫn của Chính phủ, vì chip 2 nanomet tiên tiến mà công ty này đang cố gắng sản xuất sẽ chậm hơn 2 năm so với các đối thủ như TSMC và Samsung của Hàn Quốc, những công ty đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất những con chip này vào cuối năm 2025.
Ông Yoshihiro Seki cho biết Rapidus vẫn có cơ hội thành công, một phần là do thị trường ứng dụng AI dự kiến sẽ tăng trưởng, vượt qua năng lực sản xuất của các công ty hiện tại, và cũng vì các nhà sản xuất chip toàn cầu có thể sẽ “gặp khó khăn” trong việc cung cấp chip 2 nm đúng hạn do tính phức tạp của công nghệ.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chuyển động thị trường: Nhóm cổ phiếu bán dẫn – lực đẩy cho chứng khoán Phố Wall phiên 22/7
19:28' - 23/07/2024
Trong phiên giao dịch 22/7, chứng khoán Phố Wall xanh sàn nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu bán dẫn.
-
Công nghệ
Mỹ công bố kế hoạch thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn
07:00' - 22/07/2024
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa công bố một kế hoạch mới cho các quốc gia ở châu Mỹ nhằm thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn, vốn rất quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại.
-
Công nghệ
Tập trung đào tạo nhân lực lĩnh vực chíp bán dẫn, hydrogen, tín chỉ carbon
20:55' - 21/07/2024
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tập trung đào tạo nhân lực một số lĩnh vực mới nổi như chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.
-
Công nghệ
Google đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà nghiên cứu AI
16:34' - 19/11/2024
Google công bố một sáng kiến tài trợ mới trị giá lên tới 20 triệu USD tiền mặt và 2 triệu USD tín chỉ điện toán đám mây nhằm hỗ trợ giới khoa học đột phá khoa học lớn tiếp theo thông qua AI.
-
Công nghệ
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024: AI là công nghệ cốt lõi
15:13' - 19/11/2024
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024 được đánh giá là lần tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với 12 sự kiện chính thức và các sự kiện bên lề.
-
Công nghệ
Nghệ An đề ra mục tiêu cấp thiết về chữ ký số, chữ ký điện tử cá nhân
07:13' - 19/11/2024
Chữ ký số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia những hoạt động, giao dịch trên môi trường điện tử.