"Nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc": Gợi ý chủ đề thư UPU lần thứ 46

11:14' - 29/12/2016
BNEWS Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 46 năm 2017, người viết đã đặt mình vào vị trí cố vấn của Tổng thư ký Liên hợp quốc để chia sẻ cùng ngài ấy những vấn đề nóng cần xử lý của thế giới.
Ô nhiễm môi trường. Ảnh: wordpress.com

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Chắc Ngài cũng biết, môi trường đã và đang là vấn đề được hầu hết mọi người sống trên Trái Đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh. 

Ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: Từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím lớn gây ra sự xuất hiện hàng loạt các làng ung thư, bệnh dịch….

Chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến. Đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm môi trường.

Thông qua những con số biết nói sau đây, ta có thể thấy được phần nào hậu quả của sự ô nhiễm:

1.000.000 chim biển, 100.000 thú biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic.

30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm; 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ 1m/ năm.

Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm môi trường là do những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. 

Ngoài ra, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng là nguyên nhân khiến môi trường của chúng ta ngày càng trở nên tồi tệ.

Hơn nữa, chính công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Đó là chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề đang đe dọa rất lớn tới sự sống còn của thế giới. Vì thế, để giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, cần có những giải pháp tổng hợp. 

Có thể thấy rằng ô nhiễm không khí đang đặt ra những bài toán khó cho tất cả các nước. Họ đang nỗ lực hành động với các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng bắt đầu tập trung đầu tư vào khai thác năng lượng sạch, tuy nhiên nó chưa thực sự cải thiện được tình hình môi trường hiện nay.

Tôi rất hi vọng với cương vị mới, Ngài Antonio Guterres có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường để hướng tới một thế giới xanh không còn sự ô nhiễm.

Ms. Thanh

Việt Nam, ngày 28 tháng 12 năm 2016

>>> Tham khảo các mẫu thư UPU lần thứ 46 năm 2017 khác tại đây

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục